Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX

Số trang: 69      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.86 MB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên và quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ thời nhà Nguyễn, lịch sử kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, vai trò của kênh đào trong quá trình khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ thời nhà Nguyễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Đức HảnhChuyên ngành : Lịch sử Việt NamMã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HUỲNH HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Nam Bộ, vùng lãnh thổ trẻ nhất của lịch sử nước ta. Từ cuối thế kỷ XVII vùng đất nàychính thức được xác lập chủ quyền ở khu vực Đồng Nai – Gia Định. Sang thế kỷ XVIII ,các thếhệ người Việt nối tiếp nhau khai phá mở rộng lãnh thổ dưới vai trò tổ chức bảo hộ của chúaNguyễn ở Đàng Trong. Vùng đất châu thổ trong buổi bình minh của công cuộc khai phá củangười Việt hầu như vô chủ. Người Khơme đã có mặt ở đây từ trước khi người Việt đến nhưnghọ sống rải rác và ít ỏi ở khu vực Prey kono (Sài Gòn) và ở vùng đất giồng với những phum sóccô lập thuộc tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh …ngày nay. Cuối thế kỷ XVII có thêm nhóm người Hoađến khai phá ở Cù Lao Phố (Đồng Nai), Mỹ Tho và ở Châu Đốc do Mạc Cửu đứng đầu. Nhưvậy, di dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng vào đây là lực lượng đông đảo nhất đã cùng với cácdân tộc khác như Hoa, Khơme, … cùng nhau khai phá vùng đất Nam Bộ . Trong suốt quá trìnhđó các dân tộc hầu như không có xung đột chỉ có hợp tác để chinh phục vùng đất hoang nhànnày. Đến giữa thế kỷ XVIII, chính thức là năm 1757 toàn bộ vùng đất Nam Bộ đã trở thànhlãnh thổ Việt nam được chính quyền chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu) sắp đặt thành các đơn vịhành chính cụ thể. Về đặc điểm địa lý, Nam Bộ là khu vực có mật độ sông rạch dày đặc do hệ thống sôngĐồng Nai và sông Cửu Long tạo thành. Đặc biệt là sông Cửu Long ở miền Tây Nam Bộ, khichảy vào lãnh thổ Việt Nam theo hai nhánh lớn là sông Tiền, sông Hậu đã tạo ra hệ thống phụlưu gồm chín cửa lớn đổ ra biển. Hầu hết các sông ngòi tự nhiên ở Nam Bộ đều chảy theohướng Đông – Tây. Chính những đặc điểm cơ bản về tự nhiên này đã chi phối ít nhiều đếnphương thức khai phá của người Việt ở đây. Đó là khai hoang mở đất để sản xuất nông nghiệpvà khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Những địa điểm đặt chân khai phá đầu tiên là dọc theo cácdòng sông để từ đó hình thành các trung tâm kinh tế như Cù Lao Phố, Bến Nghé – Sài Gòn ởmiền Đông, Mỹ Tho, Sa Đéc hoặc xa hơn nữa là Mang Khảm (Hà Tiên) thuộc Miền Tây NamBộ. Khi đã tận dụng được điều kiện thuận lợi của các dòng chảy tự nhiên trong buổi đầu khaiphá và để tiếp tục tiến trình mở đất sâu vào nội địa, người ta đã thực hiện công việc đào kênh.Vì chỉ có thể mở rộng khai khẩn đất hoang ở địa bàn sông nước sình lầy bằng việc đào kênhnhằm dẫn thuỷ nhập điền, thaó chua rửa mặn và tạo ra dòng thuỷ đạo phục vụ nhu cầu đi lại,giao thương. Mặt khác, lịch sử đã ghi nhận trong quá trình khai phá, phát triển vùng đất này đãxảy ra nhiều xung đột, tranh chấp giữa Việt Nam với Chân Lạp hoặc giữa Việt Nam với XiêmLa. Với mục đích bảo vệ người dân khai phá, bảo vệ an ninh lãnh thổ, nhà Nguyễn đã nhiều lầnphải động binh. Trong những lần xung đột ấy, thuỷ quân đóng vai trò quan trọng nhất. . Để tiếpứng kịp thời cho các khu vực ở miền sông nước này, vua tôi nhà Nguyễn đã sớm hình thành ýtưởng và thực hiện đào những con kênh chiến lược như kênh Bảo Định,kênh Thọai Hà, kênhVĩnh Tế … Như vậy, lịch sử khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ không những gắn liền vớiquá trình di dân lập ấp, phát triển kinh tế, xây dựng bộ máy cai quản… mà quá trình này còngắn liền với việc đào kênh mở đất đẩy mạnh khai phá, tạo ra những con đường thuỷ nối liềngiữa các khu vực phục vụ cho mục đích quân sự và cũng là phục vụ giao thương hành hóa…Một khi xung đột xảy ra quân đội nhà Nguyễn có thể hành quân nhanh chóng trên kênh đào đểtiếp ứng kịp thời cho những vùng biên ải xa xôi. Từ thực tế đó, vấn đề tìm hiểu nghiên cứu hệ thống kênh đào Nam Bộ trong thời kỳ đầucủa lịch sử khai phá thật sự là một điều cần thiết Những con kênh được ghi chép trong sử sáchđều do nhà nước phong kiến tổ chức đào có số lượng ít và cũng dễ dàng khảo cứu. Nhưng cònhệ thống kênh do người dân tự tổ chức đào trên khắp các vùng đất ở Nam Bộ không lưu lạitrong sử sách cho đến ngày nay chúng vẫn tồn tại gắn với tên người, một vùng đất… và truyểnkhẩu trong dân gian ? Tất cả những con kênh đó vẫn tồn tại và phát huy tác dụng cùng dòngchảy của thời gian và dòng chảy của lịch sử ở vùng đất Nam Bộ. Vì vậy, vai trò của kênh đào ởNam Bộ trong thời kỳ nhà Nguyễn có ý nghĩa quan trọng, không thể coi là khiêm nhường vàchưa được chú ý đến nhiều trong nghiên cứu khoa học. Việc tìm hiểu lịch sử kênh đào Nam Bộlà góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lịch sử khai phá phát triền vùng đất này. Khôngnhững thế kênh đào Nam Bộ còn thể hiện tinh thầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: