Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn tại tỉnh Đồng Nai

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 700.99 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn trình bày những nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận về tranh chấp lao động cá nhân và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân; Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân; Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tỉnh Đồng Nai và giải pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn tại tỉnh Đồng Nai VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- TRẦN VĂN GIÁPGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội, năm 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- TRẦN VĂN GIÁPGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHAN THỊ THANH HUYỀN Hà Nội, năm 2021 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng Nai là trung tâm công nghiệp của cả nước và nằm trong vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam. Trong những năm qua, nền kinh tế của Đồng Nai ngày càngphát triển, tốc độ tăng trưởng mạnh, sản phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng, thu hútkhá đông nhà đầu tư và lực lượng lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi số lượng doanh nghiệp, người lao động tăng thì tiềm ẩn khảnăng xung đột quyền lợi và thực tế giữa người lao động và người sử dụng lao độngở Đồng Nai đang bộc lộ mâu thuẫn, xung đột và ngày càng phức tạp. Nguyên nhânlà do tranh chấp về lợi ích kinh tế ngày càng tăng. Số lượng vụ án tranh chấp laođộng ở Đồng Nai chiếm tỷ lệ lớn trên cả nước, trong khi nội dung các tranh chấpnày đã được pháp luật điều chỉnh nhưng các bên vẫn không vận dụng tốt để bảo vệquyền lợi của mình dẫn đến tranh chấp phát sinh. Trong thời gian qua cả thế giới chịu ảnh hưởng của dịch Covid, nền kinh tếthiệt hai nặng nề, các tranh chấp giữa người sử dụng lao động với người lao động ngàycàng tăng do mâu thuẫn về tiền lương, về chấm dứt hợp đồng. Trong khi đó, Chính phủđang kêu gọi các giải pháp vực dậy nền kinh tế sau dịch. Để kinh tế của đất nước nóichung, của Đồng Nai nói riêng được phục hồi thì trước tiên các doanh nghiệp phải ổnđịnh, nội bộ doanh nghiệp phải đi vào trật tự, trên dưới đồng lòng, nghĩa là trong doanhnghiệp không thể có tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động. Qua thời gian thực hiện Bộ luật Lao động năm 2012 đã phát sinh những bấtcập nên ngày 20 tháng 11 năm 2019, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khóa XIV, tại kỳ họp thứ 8 đã thông qua Bộ luật Lao động năm 2019 cóhiệu lực vào ngày 01/01/2021. Bộ luật Lao động năm 2019 có những điểm mới sovới Bộ luật Lao động năm 2012. Chính từ sự mới mẻ của Bộ luật Lao động năm2019, để hạn chế các tranh chấp lao động trên thực tế phát sinh tại Tòa án nhằmphục hồi nền kinh tế và đưa các quy định của Bộ luật Lao động vào ứng dụng trênthực tiễn một cách hiệu quả mà học viên chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp laođộng cá nhân theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn tại tỉnh Đồng Nai”làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua tìm hiểu nội dung đề tài, tác giả nhận thấy vấn đề thực trạng pháp luậtgiải quyết tranh chấp lao động được rất nhiều nghiên cứu quan tâm, nhiều côngtrình nghiên cứu, nhiều báo cáo quốc tế tại các diễn đàn, hội thảo tổ chức lao độngquốc tế (ILO) như: Luận án “Pháp luật về thủ tục giải quyết TCLĐ cá nhân tại tòa án Việt Nam”của tác giải Phạm Công Bảy – Học viện Khoa học xã hội năm 2012 đã đề cập vàphân tích một số vụ việc cụ thể về giải quyết TCLĐ tại tòa án. Về tạp chí có các bài viết như: Đoàn Thị Phương Diệp với bài viết Cơ chếgiải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam - Nhìntừ góc độ luật so sánh đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp; Vũ Thị Thu Hiền,Nguyễn Thị Hằng Nga với bài viết Những điểm mới về thẩm quyền và trình tự giảiquyết tranh chấp lao động theo Bộ luật Lao động năn 2019 đăng trên tạp chí nghềluật Học viện Tư pháp. Các luận án, luận văn, khoá luận và bài viết nói trên là nguồn tài liệu thamkhảo vô cùng quan trọng đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu luận văn này.Tuy nhiên, các luận án, luận văn, khóa luận trên nghiên cứu khi Bộ luật Lao độngnăm 2019 chưa được Quốc hội thông qua nên có những điểm không còn phù hợpvới tình hình hiện tại. Điểm mới của luận văn là sẽ hệ thống và đi sâu phân tích cácquy định giải quyết tranh chấp lao động cá nhân để hạn chế phát sinh tranh chấpnhằm xây dựng nội bộ doanh nghiệp vững mạnh, góp phần thúc đẩy kinh tế pháttriển. Đề tài là một công trình nghiên cứu về giải quyết tranh chấp lao động mộtcách cơ bản, toàn diện và có tính ứng dụng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: