Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong các biểu tượng tôn giáo

Số trang: 118      Loại file: pdf      Dung lượng: 13.35 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 118,000 VND Tải xuống file đầy đủ (118 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong các biểu tượng tôn giáo nêu lên lý luận chung, phân loại các biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo, so sánh hệ thống biểu tượng và giải mã một số biểu tượng tiêu biểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong các biểu tượng tôn giáo BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hương Thảo QUAN HỆ GIỮA CÁI BIỂU ĐẠT VÀCÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT TRONG CÁC BIỂU TƯỢNG TÔN GIÁOChuyên ngành: Lý luận ngôn ngữMã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠNTôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Thầy Nguyễn Đức Dân, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quátrình thực hiện và hoàn thành luận văn. Các thầy cô trong khoa Ngữ Văn và các cán bộ Phòng KHCN – SĐH, thư viện trườngĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện (nhà thờ Kỳ Đồng), TS. Thích Phước Đạt(Trưởng khoa Phật giáo Việt Nam tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại tp. HCM) đã nhiệttình giúp đỡ tôi về những vấn đề liên quan đến tôn giáo. Cảm ơn vợ chồng em Nguyễn Thành Nhân đã giúp tôi tìm những tài liệu liên quan đểthực hiện đề tài này. Cảm ơn bạn Võ Trần Bạch Lê đã cùng tôi đến các nhà thờ và các ngôi chùa lớn tạitp.HCM chụp hình các biểu tượng. Cảm ơn gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi yên tâm học tập và nghiêncứu. Thành phố Hồ Chí Minh, 2010 Nguyễn Thị Hương Thảo DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài F. De Saussure nói rằng, mỗi kí hiệu gồm có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt.Quan hệ của chúng được coi là võ đoán. Tuy nhiên, những biểu tượng, một loại kí hiệu trongtôn giáo, thì giữa cái biểu đạt viết là Sa (phương diện hình thức của kí hiệu) và cái được biểuđạt viết là Se (phương diện nội dung của kí hiệu) lại có quan hệ rất mật thiết. Trong luận vănnày, chúng tôi thử tìm hiểu, phân tích mối quan hệ đó trong những biểu tượng tôn giáo. Chúng ta đang sống trong một thế giới kí hiệu. Kí hiệu không chỉ là từ. Nó gồm hìnhảnh, hình vẽ, màu sắc, âm thanh, cử chỉ, hương vị, các nghi thức lễ hội, cúng bái, các kiểudệt áo quần…nghĩa là tất cả các phương tiện dùng để thông tin có thể mã hóa và chuyểnthành thông điệp mà người khác tiếp nhận được. Ví dụ: Các kí hiệu âm nhạc, biển chỉ dẫn giao thông, các kí hiệu hóa học… Bản thân ngôn ngữ cũng là một hệ thống kí hiệu (ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệubiểu hiện những ý niệm). Vì thế việc nghiên cứu kí hiệu đã được nhiều người quan tâm. Tuynhiên có nhiều lĩnh vực của bộ môn kí hiệu học chưa được quan tâm thỏa đáng. Thế nêntrong luân văn này, chúng tôi chọn một phần nhỏ trong lĩnh vực kí hiệu học để nghiên cứu,cụ thể là: nghiên cứu mối quan hệ giữa hai mặt nội dung và hình thức của hệ thống biểutượng trong Phật giáo và Cơ đốc giáo. Dọc theo lịch sử văn minh nhân loại, con người luôn tìm hiểu và lý giải thế giới xungquanh. Trong quá trình ấy, có những vấn đề rất trừu tượng, khó hiểu. Từ đó, con người đãsáng tạo việc dùng một hình ảnh này để thay thế cho một vật hay hiện tượng khác theohướng đơn giản, dễ hiểu và gần gũi hơn. Ví dụ: Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, cây thánh giá là biểu tượng của nhữngngười theo Cơ đốc giáo* (PL AII), tiên rồng là biểu tượng của dân tộc Việt, trái tim, hoahồng là biểu tượng của tình yêu, lá cờ là biểu tượng của một quốc gia, hai thanh gươm bắtchéo nhau là biểu tượng của chiến tranh, chiên con là biểu tượng chỉ Chúa Jesus, hoa sen làbiểu tượng chỉ Đức Phật…Biểu tượng được dùng trong những ngành nghệ thuật, những tổchức xã hội, tôn giáo, những phạm trù tinh thần, tâm linh… Biểu tượng gắn liền với ngành Kí hiệu học (Semiotics), Sémiotique trong tiếng Phápcó lúc được dùng với nghĩa kí hiệu học của những hệ thống kí hiệu phi ngôn ngữ, đặc biệt làkí hiệu học của những biểu tượng. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các tôn giáo khác nhau, đôi lúc khi biểuđạt một nội dung nào đó cũng có sự trùng hợp trong việc sử dụng các phương tiện hình thức,rồi cùng nội dung nhưng hình thức khác và cũng có trường hợp hình thức giống nhau và nộidung giống nhau. Vì thế trong luận văn này ngoài việc tìm hiểu mối liên hệ giữa mặt nộidung và hình thức của các biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo chúng tôi còn tiến hànhnghiên cứu và so sánh hệ thống các biểu tượng chính trong hai tôn giáo trên (có so sánh vớicác biểu tượng của hai tôn giáo này tại Việt Nam). Việc làm này, nhằm tìm hiểu lịch sử hình thành, ý nghĩa cũng như những nét tươngđồng và khác biệt của các biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo. Đề tài này không chỉcó ý nghĩa về mặt văn hóa mà còn giúp mọi người có cái nhìn chi tiết hơn về kí ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: