Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro của một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.29 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro của một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ phân lập nấm sợi từ đất, lá cây, thân cây ở một số khu vực RNM Cần Giờ; tuyển chọn một số chủng nấm sợi có khả năng phân giải Cacbuahydro cao,... Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro của một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THANH THÚY Chuyên ngành : Vi sinh vật Mã ngành : 60 42 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THANH THỦY TS. VÕ THỊ HẠNH Thành phố Hồ Chí Minh- 2007 Lời cảm ơn Luận văn này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ và góp ý chân thành của quí thầy cô và bạn bè khoa Sinh Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thanh Thuỷ, TS. Võ Thị Hạnh - Người đã trực tiếp định hướng và hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Dương Thị Bạch Tuyết, TS. Trần Thị Thanh cùng toàn thể các thầy cô tổ Vi sinh- Sinh hoá, khoa Sinh Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương, trường THPT Phước Vĩnh đã động viên tôi trong suốt thời gian học tập. Cuối cùng, tôi xin gởi đến gia đình, các bạn cùng khoá - Những người luôn bên tôi khi thực hiện luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2007 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Từ viết tắt - BTT Bào tử trần - BT Bào tử -C Cacbon - CFU Đơn vị hình thành khuẩn lạc. - DO Dầu Diesel - Đ/C Đối chứng - MT Môi trường -N Nitơ -P Photpho - PTN Phòng thí nghiệm - RNM Rừng ngập mặn - VSV Vi sinh vật MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được đánh giá là nơi có giá trị kinh tế và độ đa dạng sinh học cao trong khu vực đông nam Á. Bao gồm hệ sinh thái đất liền và vùng ven biển. Áp lực từ những hoạt động kinh tế, do phải đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong những năm gần đây, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đặc biệt là môi trường ven bờ [45]. Hệ sinh thái RNM là nơi lưu trữ nguồn gen quý hiếm. Do đặc trưng của vùng đất không ổn định, độ ẩm cao, sự dao động của thủy triều ra vào thường xuyên, nên vi sinh vật ở đây có nguồn gen dễ biến đổi để thích nghi với môi trường. Nhiều tài liệu đã nghiên cứu về hệ động-thực vật ở hệ sinh thái này. Nhưng ít tài liệu nghiên cứu về VSV phân hủy-một mắt xích quan trọng trong chu trình sinh thái, trong đó có nấm sợi phân giải cacbuahydro. Ngày nay cùng với sự gia nhập vào WTO, sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước với thế giới. Các ngành đặc biệt là ngành khai thác, chế biến dầu khí, vận tải biển làm nguy cơ ô nhiễm MT do sự cố tràn dầu gây ra càng lớn. Ngành công nghiệp dầu mỏ đã và đang đem lại nguồn lợi lớn cho các quốc gia có tài nguyên này. Tuy nhiên, nó cũng đưa vào môi trường một lượng cacbuahydro khó phân hủy. Đặc biệt là môi trường biển và khu vực gần bờ ở mức độ khác nhau. Do rửa tàu chở dầu, khai thác, vận chuyển gây sự cố tràn dầu... làm nguy hại đến thực vật, động vật và cả con người. Thành phần dầu chủ yếu làm ô nhiễm môi trường là cacbuahydro no, cacbuahydro thơm đơn nhân, đa nhân. Nhiều công trình nghiên cứu nhằm xử lí ô nhiễm nguồn nước do dầu với các biện pháp như: gạn vớt cơ học, lí học, hoá học.. nhìn chung không mang lại hiệu quả cao và an toàn cho môi trường. Ngay cả thiết bị tách dầu tốt nhất cũng còn khoảng một vài mg/lit. Vì vậy, sau khi xử lí bằng phương pháp trên vẫn còn 1 lượng dầu nhỏ trên mặt biển. Hơn nữa, khi lượng dầu tràn bị sóng đánh vào bờ, nhanh chóng thấm vào đất liền dẫn đến suy thoái vùng sinh thái nơi này [42], [47]. Sử dụng VSV phân giải dầu là biện pháp hiện nay đang được thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm để loại bỏ phần dầu còn sót lại ảnh hưởng đến vùng ven bờ [43]. Biện pháp này với tính ưu việt của nó là xử lí triệt để lượng dầu mà không gây ô nhiễm môi trường, ngay ở cả môi trường nước, cát, đá. Đồng thời, trong quá trình phân giải dầu các VSV này tạo sinh khối, cung cấp dinh dưỡng cho chu trình trong hệ sinh thái. Nhiều công trình nghiên cứu về VSV phân giải dầu ở các khu vực có nhiễm dầu khác nhau [1],[17],[20],[21],[23],[24],[26], nhưng về VSV có khả năng phân giải dầu của hệ VSV ở RNM còn ít đề tài quan tâm, đặc biệt là nấm sợi. Vì vậy, việc tìm kiếm các chủng nấm sợi thích hợp trong khu hệ VSV đa dạng tự nhiên RNM, tiềm năng ứng dụng của chúng trong công nghệ sinh học làm sạch môi trường là cần thiết. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng phân huỷ các hợp chất cacbuahydro của một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu khả năng phân giải cacbuahydro của một số chủng nấm sợi phân lập từ RNM Cần Giờ. 3. Đối tượng nghiên cứu Các chủng nấm sợi được phân lập từ RNM Cần Giờ có khả năng phân giải hợp chất cacbuahydro. 4. Phạm vi nghiên cứu Đất, lá cây, thân cây là nguôn phân lập nấm sợi ở RNM thuộc bảy xã: An Thới Đông, Bình khánh, Cần Thạnh, Lý Nhơn, Long Hoà, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An của huyện Cần Giờ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân lập nấm sợi từ đất, lá cây, thân cây ở một số khu vực RNM Cần Giờ. - Tuyển chọn một số chủng nấm sợi có khả năng phân giải cacbuahydro cao. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, phân loại các chủng được tuyển chọn. Định danh đến loài. - Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng phân giải dầu của chủng nấm sợi tuyển chọn. - Đề xuất hướng ứng dụng 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp VSV. - Phương pháp Sinh học. - Phương pháp toán học. 7. Địa điểm nghiên cứu Phòng thí nghiệm Vi sinh Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và PTN viện Sinh học Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. 8. Thời gian nghiên cứu Từ th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: