Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 130      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.81 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị đạo đức ở sinh viên sư phạm, đề xuất một số giải pháp giáo dục định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ HOÀNG ANH THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨCCỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Việt Nam đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, cùng với sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội, hệ thống giá trị cũng thayđổi. Nhiều giá trị mới được tạo dựng, một số giá trị truyền thống khác được mởrộng về nội dung, v.v… Điều này đã ảnh hưởng đến định hướng hệ thống giá trị củamỗi cá nhân, nhất là thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Giá trị được hiểu là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của nhân cách. Giá trị tạo nênbản chất của nhân cách và qui định chiều hướng, tính chất của hành vi. Giá trị thểhiện ở vai trò, vị trí, lối sống của cá nhân. Vì thế, giá trị được coi là cốt lõi của nhâncách. Giá trị qui định hoạt động của cá nhân, là cơ sở để cá nhân tự đánh giá và điềuchỉnh hoạt động và hành vi ứng xử trong cuộc sống. Vì thế lựa chọn giá trị phù hợpvới xu thế phát triển của thời đại, với truyền thống của dân tộc, phù hợp với yêu cầucủa nghề nghiệp và điều kiện của bản thân là vấn đề phải cần quan tâm nghiên cứumột cách thoả đáng. SVSP cần định hướng giá trị đúng đắn để không chỉ tích cực trong học tập vàrèn luyện ở trường sư phạm mà còn định hướng giá trị cho học sinh của mình khi đãlà giáo viên. Do đó, xác định cấu trúc giá trị đạo đức và định hướng giá trị đạo đứccho SVSP có ý nghĩa xã hội to lớn. Nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị đã được các tác giả trong nước vàtrên thế giới đề cập đến như Ph.N. Gônôbôlin, V.A. Cruchetxki, Nguyễn QuangUẩn, Trần Trọng Thủy, Thái Duy Tuyên, Đặng Hữu Toàn, v.v… Trong những côngtrình nghiên cứu, các tác giả đã đề cập đến nhiều bình diện của giá trị và định hướnggiá trị ở thanh niên như “Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong nềnkinh tế thị trường”, “Vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước tahiện nay”, “Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân –Thiện – Mỹ”, “Giá trị đạo đức – Giá trị bản thân và giá trị xã hội”, v.v… Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể vềgiá trị và định hướng giá trị đạo đức ở sinh viên các trường sư phạm nói chung vàSVSP tại TPHCM nói riêng. Vì lẽ đó, tìm hiểu cụ thể các giá trị và định hướng giátrị đạo đức của SVSP là cần thiết. Từ những lý do trên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Thực trạngđịnh hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị đạo đức ở SVSP, đề xuấtmột số giải pháp giáo dục định hướng giá trị đạo đức của SVSP Thành phố Hồ ChíMinh. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Nhân cách của SVSP 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của SVSP Thành phố Hồ Chí Minh 4. Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay, SVSP ở TPHCM có nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức khá tíchcực trong các mối quan hệ của cuộc sống. Trong hệ thống giá trị đạo đức của SVSP ở TPHCM có sự kết hợp những giátrị đạo đức truyền thống và những giá trị đạo đức hiện đại. Có sự khác biệt tương đối giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên ởcác tỉnh lên thành phố học với sinh viên sống tại TPHCM, giữa sinh viên năm đầuvà sinh viên năm cuối, và giữa sinh viên một số trường sư phạm ở TPHCM. Nếu xác định được các giá trị đạo đức ở SVSP hiện nay sẽ tìm ra các giải phápgiáo dục định hướng giá trị đạo đức một cách đúng đắn cho SVSP. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về giá trị đạo đức và định hướng giá trị đạo đức. 5.3. Khảo sát thực trạng định hướng giá trị đạo đức của SVSP TPHCM 5.4. Đề xuất một số giải pháp giáo dục định hướng giá trị đạo đức cho SVSP. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu định hướng giá trị đạo đức trong hệ thống giá trị nhân cách. 6.2. Về phạm vi khảo sát: khảo sát định hướng giá trị đạo đức của sinhviên ở một số trường sư phạm trong địa bàn TPHCM năm học 2006 – 2007.7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận: Triết học Mac – Lênin, quan điểm hệ thống cấutrúc, quan điểm hoạt động – nhân cách 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Các phương pháp nghiên cứu lý luận: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: