Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Giảng dạy Văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu

Số trang: 138      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.02 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Giảng dạy Văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu dưới đây trình bày về thực trạng dạy - học và sự đổi mới phương pháp giảng dạy Văn học Việt Nam ở bậc THCS; Văn học trung đại và những vấn đề giảng dạy Văn học trung đại ở bậc THCS theo phương pháp đọc - hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Giảng dạy Văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ HUYỀN LUẬN VĂN THẠC SĨĐề tài: GIẢNG DẠY VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở BẬC THCS THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂUChuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học môn VănMã số: PPVA-07-006 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh- 2010 Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu: 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn hiện nay: Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển thì ngành giáo dục nói chung và môn Ngữ Vănnói riêng lại có một vai trò và nhiệm vụ mới. Vai trò và nhiệm vụ mới này đã được Cố Thủ tướngPhạm Văn Đồng nêu rất rõ trong bài viết Đổi mới toàn diện: “Ngày nay sự hiểu biết của con ngườiluôn luôn đổi mới. Cho nên dù được học trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất cóhạn. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suynghĩ, phương pháp học tập, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức, phương phápvận dụng tốt nhất bộ óc của mình.” Và định hướng đổi mới phương pháp dạy và học cũng được xácđịnh trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 -1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của BộGiáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật Giáo dục , điều 24.2, cũng ghi rõ:Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của họcsinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tậpcho học sinh. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tiêu chí quan trọng hàng đầu của giáo dục hiện nay là đàotạo học sinh trở thành những con người năng động, chủ động, biết vận vận dụng và sáng tạo nhữnggì đã học được trên ghế nhà trường vào trong đời sống, góp phần phát triển xã hội. Tiêu chí này đãlàm thay đổi không nhỏ đến hệ thống giáo dục nước ta trong những năm gần đây. Đó là cải cáchchương trình đặc biệt là thay đổi phương pháp giảng dạy. Bộ môn Ngữ Văn cũng chuyển mình để phù hợp với mục tiêu chung đó. Theo đó, các vănbản được đưa vào nhà trường thường hướng đến việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực văn học chohọc sinh, đặc biệt là chú trọng đến việc đọc- hiểu của các em. Để làm được điều này không phải làchuyện dễ dàng bởi một thực trạng đáng buồn hiện nay là học sinh ngày càng trở nên lạnh nhạt vớimôn Văn. Trong luận văn Cao học Tìm hiểu hứng thú học Văn của học sinh phổ thông cấp iii, bằngnhững phiếu khảo nghiệm, Nguyễn Xuân Vân đã thăm dò ở khoảng 20 lớp học sinh ở những trườngcó những đặc điểm khác nhau và cho biết: tỉ lệ học sinh hứng thú học văn chiếm khoảng 43%,không hứng thú 57%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân lớn nhấtlà do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thật sự cuốn hút. Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu Qua những điều trên, một lần nữa ta có thể khẳng định rằng phương pháp giảng dạy có mộtvai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học, nó quyết định sự thành bại của một tiết học. Do vậy,chúng ta cấp thiết phải thực hiện cuộc cách mạng về phương pháp dạy học nói chung, phương phápdạy học văn nói riêng. 1.2. Xuất phát từ những khó khăn khi giảng dạy văn học trung đại ở bậc THCS: Xã hội trung đại là một mảnh đất màu mỡ. Nơi đây đã sản sinh ra rất nhiều nhà văn, nhà thơnổi tiếng. Họ đã lưu danh mình bằng những tác phẩm bất hủ. Đó là Nguyễn Du với câu chuyệnbuồn về cuộc đời trầm luân của nàng Kiều; đó là tiếng lòng của vị tướng Hưng Đạo Đại VươngTrần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ; đó là tiếng khóc than ai oán của người cung nữ qua cái nhìnđầy cảm thương của Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều được ghi lại trong tác phẩm Cung Oán NgâmKhúc và còn rất nhiều tác phẩm khác trải dài trong suốt mười thế kỉ. Có thể nói, một số lượng lớntác phẩm đã ra đời trong thời đại này. Nó đã vượt qua mọi thời gian và không gian để khẳng định vịthế của mình trong lòng người đọc và trở thành tài sản quý của nền văn học Việt Nam. Chính vì cáihay và sức hấp dẫn như thế nên trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn, những tác phẩm thuộcgiai đoạn trung đại chiếm vị trí không nhỏ. Tuy nhiên, giảng dạy những tác phẩm ấy như thế nào đểđi vào lòng học sinh, để các em thực sự hiểu và cảm vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều thầy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: