Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh người kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam
Số trang: 104
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.21 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh người kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam dưới đây bao gồm những nội dung về đôi nét về nhân vật kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam, những đặc điểm của người kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam, hình ảnh kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam và kỹ nữ trong thơ văn một số nước Châu Á.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh người kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Hoàng YếnHÌNH ẢNH NGƯỜI KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 MỞ ĐẦU Giai đoạn từ thế kỉ X – thế kỉ XIX là một thời kì đầy biến động của lịch sử nước ta.Gắn với lịch sử thời phong kiến là nền văn học trung đại cũng có những biến động khôngkém với sự phong phú về nội dung và phương cách thể hiện. Qua văn chương, người đời saucó thể hình dung được bối cảnh lịch sử thời ấy, từ những câu chuyện lớn lao như vận mệnhđất nước, dân tộc đến những nỗi niềm của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Từng bướcngoặt của thời đại đến mọi ngóc ngách trong đời sống dân chúng đều được phản ánh trongtác phẩm văn học. Đó là chất hào sảng của hào khí Đông A trong thời Lý Trần, là tiếng nóiđau thương, thống thiết cho số kiếp của những con người nhỏ bé trong xã hội thời thế kỉXVIII – XIX. Dù có đề cập đến nội dung nào thì xuyên suốt chặng đường trung đại, văn họcluôn thể hiện chất nhân văn. Có thể do con người là một tế bào quan trọng nhất của xã hội.Cho nên, cất tiếng nói để ca ngợi, để thông cảm với con người là nội dung ta dễ dàng nhậnthấy trong văn học trung đại. Đặc biệt ở đây là thân phận người phụ nữ. Người phụ nữ ngoàicuộc sống và trong văn chương đều có một đặc điểm chung là những con người luôn phảichịu bất công. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến thân phận của người phụ nữtrong xã hội phong kiến. Luận văn này tiếp cận một khía cạnh khác trong đời sống của ngườiphụ nữ xưa, những con người vừa có sắc đẹp, vừa có tài năng. Và lớp người này cũng chịunhững đau khổ do tài sắc của mình đem lại, đó là những người kỹ nữ.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI1.1 Giá trị nhân văn luôn là một giá trị quan trọng trong bất cứ một nền văn học nào. Đặcbiệt nó sẽ được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn mà số phận con người bị đè nén, cuộcsống của họ phải chịu nhiều bất công. Ta có thể thấy điều này trong văn học Phục hưng củavăn học thế giới, khi mà người dân phải sống trong “ đêm trường trung cổ”. Ở ta, giai đoạnvăn học trung đại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi xã hội phong kiến không còn sứcmạnh, giai cấp thống trị không còn là đại biểu tích cực của nhân dân thì tiếng nói ca ngợi,bênh vực con người, nhất là những người yếu đuối, thấp bé xuất hiện.1.2 Văn học trung đại Việt Nam là một giai đoạn nở rộ nhiều hình tượng nhân vật. Nổi bậttrong đó là hình ảnh người phụ nữ. Họ là những nạn nhân nhỏ bé nhất, cùng cực nhất của xãhội. Đặc biệt trong những thân phận người phụ nữ đau khổ đó, có một bộ phận những ngườikỹ nữ. Đây là một hình ảnh xuất hiện khá thường xuyên trong những tác phẩm quen thuộccủa Nguyễn Du như : Truyện Kiều, trong một số bài thơ chữ Hán như : Ngộ gia đệ cựuca cơ, Long Thành cầm giả ca,…; trong một số truyện thuộc Truyền kỳ mạn lục củaNguyễn Dữ. Khảo sát thân phận người phụ nữ dưới góc độ là người kỹ nữ sẽ cho ta hiểu hơnvề số phận của những con người tài sắc sống trong xã hội phong kiến. Người phụ nữ nóichung là một đề tài vô tận cho văn học. Người phụ nữ tài sắc phải sống cuộc đời kỹ nữ lại làmột đề tài thú vị cho văn chương và nghiên cứu văn chương. Tìm hiểu thân phận người kỹnữ không những cho ta hiểu hơn về hiện thực xã hội phong kiến mà còn hiểu rõ hơn giá trịnhân văn sâu sắc của văn học thời kỳ này.1.3 Kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam bắt nguồn từ những đào hát, đào nương, nhữngcon người vừa phải có sắc đẹp, vừa phải có tài. Tài ở đây là tài đánh đàn, hát xướng, ngâmvịnh thơ. Trong quá trình nghiên cứu về hình ảnh người kỹ nữ, chúng ta sẽ phần nào có thêmthông tin về nguồn gốc cũng như giá trị văn hóa của lối hát ả đào, hay còn gọi là hát ca trù.Thiết nghĩ đây là một giá trị văn hóa mà chúng ta không thể bỏ qua khi nghiên cứu đề tàinày.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU2.1 Với đề tài “Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam”, luận văn nhằm táihiện và phân tích hình ảnh người kỹ nữ được thể hiện trong văn chương. Hình ảnh nàydường như xuất hiện liên tục cho đến cuối thời trung đại, đặc biệt xuất hiện rất nhiều vàocuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, giai đoạn mà quyền tự do của con người được đặt lêncấp thiết hơn bao giờ hết. Để hiểu rõ hơn về hình ảnh kỹ nữ, luận văn sẽ đi sâu vào phân tíchtài năng, số phận của những con người này. Trong quá trình phân tích, chúng ta sẽ cảm nhậnđược những ngóc ngách tình cảm, nội tâm, những nỗi đau và cũng không thiếu những khaokhát, tủi nhục, ê chề, đặc biệt là sức sống mãnh liệt của những thân phận yếu đuối, mỏngmanh này. Để rồi cuối cùng sẽ cho thấy rõ hơn về lịch sử xã hội và nhất là thái độ của nhàvăn đối với lớp người này.2.2 Luận văn góp phần cung cấp thêm một số thông tin về nguồn gốc, đặc điểm của một giátrị văn hóa của dân tộc, đó là hát ca trù. Đây là một vấn đề đang được bàn thảo sôi nổitrong lĩnh vực văn hóa. Hát ca trù xuất thân từ tài ca hát của các ca nữ trong thời phong kiếnmà ta thường hay gọi là đào nương. Trong văn học trung đại, hình ảnh các đào nương xuấthiện với mật độ dày đặc nhất là trong những bài thơ của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,Dương Khuê vào đầu thế kỷ XIX. Từ đó, hình ảnh các đào nương vừa gõ phách vừa hátđược gọi là hát ca trù ( còn gọi là hát ả đào). Lối hát này hiện giờ đang được xem là mộtgiá trị văn hóa dân tộc cần được bảo tồn. Thông qua văn chương để tìm hiểu về văn hóa dântộc là một việc làm cũng khá thú vị mà luận văn sẽ đề cập đến.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các tác phẩm có sựxuất hiện hình ảnh kỹ nữ trong thời trung đại. Tro ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh người kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Hoàng YếnHÌNH ẢNH NGƯỜI KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 MỞ ĐẦU Giai đoạn từ thế kỉ X – thế kỉ XIX là một thời kì đầy biến động của lịch sử nước ta.Gắn với lịch sử thời phong kiến là nền văn học trung đại cũng có những biến động khôngkém với sự phong phú về nội dung và phương cách thể hiện. Qua văn chương, người đời saucó thể hình dung được bối cảnh lịch sử thời ấy, từ những câu chuyện lớn lao như vận mệnhđất nước, dân tộc đến những nỗi niềm của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Từng bướcngoặt của thời đại đến mọi ngóc ngách trong đời sống dân chúng đều được phản ánh trongtác phẩm văn học. Đó là chất hào sảng của hào khí Đông A trong thời Lý Trần, là tiếng nóiđau thương, thống thiết cho số kiếp của những con người nhỏ bé trong xã hội thời thế kỉXVIII – XIX. Dù có đề cập đến nội dung nào thì xuyên suốt chặng đường trung đại, văn họcluôn thể hiện chất nhân văn. Có thể do con người là một tế bào quan trọng nhất của xã hội.Cho nên, cất tiếng nói để ca ngợi, để thông cảm với con người là nội dung ta dễ dàng nhậnthấy trong văn học trung đại. Đặc biệt ở đây là thân phận người phụ nữ. Người phụ nữ ngoàicuộc sống và trong văn chương đều có một đặc điểm chung là những con người luôn phảichịu bất công. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến thân phận của người phụ nữtrong xã hội phong kiến. Luận văn này tiếp cận một khía cạnh khác trong đời sống của ngườiphụ nữ xưa, những con người vừa có sắc đẹp, vừa có tài năng. Và lớp người này cũng chịunhững đau khổ do tài sắc của mình đem lại, đó là những người kỹ nữ.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI1.1 Giá trị nhân văn luôn là một giá trị quan trọng trong bất cứ một nền văn học nào. Đặcbiệt nó sẽ được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn mà số phận con người bị đè nén, cuộcsống của họ phải chịu nhiều bất công. Ta có thể thấy điều này trong văn học Phục hưng củavăn học thế giới, khi mà người dân phải sống trong “ đêm trường trung cổ”. Ở ta, giai đoạnvăn học trung đại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi xã hội phong kiến không còn sứcmạnh, giai cấp thống trị không còn là đại biểu tích cực của nhân dân thì tiếng nói ca ngợi,bênh vực con người, nhất là những người yếu đuối, thấp bé xuất hiện.1.2 Văn học trung đại Việt Nam là một giai đoạn nở rộ nhiều hình tượng nhân vật. Nổi bậttrong đó là hình ảnh người phụ nữ. Họ là những nạn nhân nhỏ bé nhất, cùng cực nhất của xãhội. Đặc biệt trong những thân phận người phụ nữ đau khổ đó, có một bộ phận những ngườikỹ nữ. Đây là một hình ảnh xuất hiện khá thường xuyên trong những tác phẩm quen thuộccủa Nguyễn Du như : Truyện Kiều, trong một số bài thơ chữ Hán như : Ngộ gia đệ cựuca cơ, Long Thành cầm giả ca,…; trong một số truyện thuộc Truyền kỳ mạn lục củaNguyễn Dữ. Khảo sát thân phận người phụ nữ dưới góc độ là người kỹ nữ sẽ cho ta hiểu hơnvề số phận của những con người tài sắc sống trong xã hội phong kiến. Người phụ nữ nóichung là một đề tài vô tận cho văn học. Người phụ nữ tài sắc phải sống cuộc đời kỹ nữ lại làmột đề tài thú vị cho văn chương và nghiên cứu văn chương. Tìm hiểu thân phận người kỹnữ không những cho ta hiểu hơn về hiện thực xã hội phong kiến mà còn hiểu rõ hơn giá trịnhân văn sâu sắc của văn học thời kỳ này.1.3 Kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam bắt nguồn từ những đào hát, đào nương, nhữngcon người vừa phải có sắc đẹp, vừa phải có tài. Tài ở đây là tài đánh đàn, hát xướng, ngâmvịnh thơ. Trong quá trình nghiên cứu về hình ảnh người kỹ nữ, chúng ta sẽ phần nào có thêmthông tin về nguồn gốc cũng như giá trị văn hóa của lối hát ả đào, hay còn gọi là hát ca trù.Thiết nghĩ đây là một giá trị văn hóa mà chúng ta không thể bỏ qua khi nghiên cứu đề tàinày.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU2.1 Với đề tài “Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam”, luận văn nhằm táihiện và phân tích hình ảnh người kỹ nữ được thể hiện trong văn chương. Hình ảnh nàydường như xuất hiện liên tục cho đến cuối thời trung đại, đặc biệt xuất hiện rất nhiều vàocuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, giai đoạn mà quyền tự do của con người được đặt lêncấp thiết hơn bao giờ hết. Để hiểu rõ hơn về hình ảnh kỹ nữ, luận văn sẽ đi sâu vào phân tíchtài năng, số phận của những con người này. Trong quá trình phân tích, chúng ta sẽ cảm nhậnđược những ngóc ngách tình cảm, nội tâm, những nỗi đau và cũng không thiếu những khaokhát, tủi nhục, ê chề, đặc biệt là sức sống mãnh liệt của những thân phận yếu đuối, mỏngmanh này. Để rồi cuối cùng sẽ cho thấy rõ hơn về lịch sử xã hội và nhất là thái độ của nhàvăn đối với lớp người này.2.2 Luận văn góp phần cung cấp thêm một số thông tin về nguồn gốc, đặc điểm của một giátrị văn hóa của dân tộc, đó là hát ca trù. Đây là một vấn đề đang được bàn thảo sôi nổitrong lĩnh vực văn hóa. Hát ca trù xuất thân từ tài ca hát của các ca nữ trong thời phong kiếnmà ta thường hay gọi là đào nương. Trong văn học trung đại, hình ảnh các đào nương xuấthiện với mật độ dày đặc nhất là trong những bài thơ của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,Dương Khuê vào đầu thế kỷ XIX. Từ đó, hình ảnh các đào nương vừa gõ phách vừa hátđược gọi là hát ca trù ( còn gọi là hát ả đào). Lối hát này hiện giờ đang được xem là mộtgiá trị văn hóa dân tộc cần được bảo tồn. Thông qua văn chương để tìm hiểu về văn hóa dântộc là một việc làm cũng khá thú vị mà luận văn sẽ đề cập đến.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các tác phẩm có sựxuất hiện hình ảnh kỹ nữ trong thời trung đại. Tro ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Hình ảnh người kỹ nữ trong Văn học Văn học trung đại Việt Nam Đặc điểm kỹ nữ trong Văn học Hình ảnh kỹ nữ trong Văn học Kỹ nữ trong thơ văn châu ÁGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre
140 trang 134 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 115 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
27 trang 53 0 0 -
165 trang 46 0 0
-
86 trang 41 0 0
-
Những hàng giậu xanh và tư tưởng mĩ học sinh thái trong thơ ca trung đại Việt Nam
8 trang 41 0 0 -
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
5 trang 38 0 0 -
132 trang 38 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu
135 trang 37 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại
133 trang 33 0 0