Danh mục

Luận văn thạc sỹ - Hoạt động của doanh nghiệp sau khi đạt chuẩn ISO 9000 - Chương 5

Số trang: 43      Loại file: pdf      Dung lượng: 426.24 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thiết kế nghiên cứu và thu thập dữ liệu là khó khăn, nhưng nếu dữ liệu không được phân tích đúng, sự diễn dịch về sau sẽ bị ảnh hưởng, phân tích và diễn giải dữ liệu bị sai thì cả công trình nghiên cứu sẽ không còn ý nghĩa nữa. Và đó chính là công việc mà chương V cần phải làm rõ. Chương V trình bày việc chuẩn bị dữ liệu để xử lý; trình bày chi tiết kết quả, phân tích và đánh giá của nghiên cứu này. Đã đến lúc thu hoạch sau một mùa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn thạc sỹ - Hoạt động của doanh nghiệp sau khi đạt chuẩn ISO 9000 - Chương 5 CHƯƠNG VKẾT QUẢ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁNghiên cứu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp sau khi thực hiện ISO 9000 Thiết kế nghiên cứu và thu thập dữ liệu là khó khăn, nhưng nếu dữ liệu khôngđược phân tích đúng, sự diễn dịch về sau sẽ bị ảnh hưởng, phân tích và diễn giải dữliệu bị sai thì cả công trình nghiên cứu sẽ không còn ý nghĩa nữa. Và đó chính là côngviệc mà chương V cần phải làm rõ. Chương V trình bày việc chuẩn bị dữ liệu để xử lý; trình bày chi tiết kết quả,phân tích và đánh giá của nghiên cứu này. Đã đến lúc thu hoạch sau một mùa làmviệc mệt nhọc. I/ TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU Sau khi thu hồi các phiếu điều tra, thực hiện tổng hợp dữ liệu, mã hóa thông tinvà phân tích theo từng phần như kế hoạch phân tích dữ liệu đã trình bày ở chương IV(ở phụ lục 3). 1.1 Hiệu chỉnh dữ liệu: Sau mỗi lần phỏng vấn lấy dữ liệu thực địa với một cọng sự ghi nhanh các câutrả lời, tiến hành ghi chép hoàn chỉnh lại phần trả lời vào bảng câu hỏi và hiệu chỉnhlại các câu hỏi mở cho cô đọng, súc tích hơn. Kết quả thu được là 61 bảng câu hỏi đãđược trả lời hoàn chỉnh từ các đối tượng nghiên cứu, không có đối tượng nào bỏ trốngdù chỉ là 1 câu hỏi. 1.2 Mã hóa dữ liệu: Bước đầu tiên là chuyển các chọn lựa trả lời của mỗi câu hỏi thành tập các loạiphù hợp, có ý nghĩa từ các câu hỏi đóng đến câu hỏi mở, các câu hỏi có chọn lựa“Khác”. Tiếp theo là việc “số hóa” các câu trả lời theo thang đo và bản chất của từng câuhỏi để dễ dàng nhập liệu vào máy tính, đặc biệt là các câu hỏi mở, các câu hỏi có chọnlựa “Khác”. Cuối cùng là nhập dữ liệu vào máy tính bằng phần mềm SPSS version 10.0 tạocơ sở dữ liệu để tiến hành phân tích các kết quả thu thập được. Kiểm tra lại để xácnhận không có trường hợp nào nhập nhầm số liệu và không có trường hợp số liệu bỏtrống nào. Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp sau khi thực hiện ISO 9000 Với tập tin cơ sở dữ liệu này, phân tích kết quả nghiên cứu được trình bày sauđây. Các bảng phân tích từ phần mềm SPSS được trình bày ở phụ lục 4. II/ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 2.1 Cơ cấu các tổ chức tham gia cuộc nghiên cứu Loại hình sản xuất có 54 mẫu chiếm 88.5%, dịch vụ có 7 mẫu chiếm 11.5%. Doanh nghiệp nhà nước có 25 mẫu chiếm 41%, công ty TNHH có 15 mẫu chiếm 24.6%, liên doanh có 9 mẫu chiếm 14.8%, doanh nghiệp tư nhân có 7 mẫu chiếm 11.5%, công ty cổ phần có 5 mẫu chiếm 8.2%. Về quy mô của các tổ chức: dưới 200 người có 24 mẫu chiếm 39.3%, từ 201-600 người có 29 mẫu chiếm 47.5%, từ 601-1000 người có 5 mẫu chiếm 8.2%, trên 1000 người có 3 mẫu chiếm 5%. Về địa bàn hoạt động: ở TP.HCM có 39 mẫu chiếm 63.9%, tỉnh Đồng Nai có 20 mẫu chiếm 32.8%, tỉnh Bình Dương có 2 mẫu chiếm 3.3%. Về đối tượng tham gia phỏng vấn: cấp trưởng phòng có 40 người chiếm 65.6%, giám đốc và phó giám đốc có 21 người chiếm 34.4%. Như vậy mẫu lấy thuận tiện tập trung nhiều vào các tổ chức trong lĩnh vực sảnxuất, các doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH, quy mô dưới 600 người, tập trungở TP.HCM và tỉnh Đồng Nai. 2.2 Thời gian nhận chứng chỉ ISO 9000 đến thời điểm nghiên cứu Về ISO 9000:1994: 85.2% tổ chức không có chứng nhận này. Có 3.3% tổ chức nhận được 2 năm, 9.8% tổ chức nhận được 3 năm và 1.7% tổ chức nhận được 4 năm sau đó chuyển sang chứng nhận ISO 9001:2000. Về ISO 9001:2000: có 57.4% tổ chức nhận được 1 năm, 32.8% tổ chức nhận được 2 năm, 9.8% tổ chức nhận được 3 năm. Tổng thời gian từ lúc nhận ISO 9000 (tính cả phiên bản 1994 và 2000) đến nay: có 54.1% tổ chức nhận được 1 năm, 24.6% tổ chức nhận được 2 năm, Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp sau khi thực hiện ISO 9000 6.6% tổ chức nhận được 3 năm, 4.9%. tổ chức nhận được 4 năm, 8.2% tổ chức nhận được 5 năm, 1.6% tổ chức nhận được 7 năm. Như vậy mẫu lấy thuận tiện tập trung nhiều vào các tổ chức vừa có chứng nhậnISO 9000 được 1-2 năm (78.7%), còn lại là các tổ chức có chứng nhận từ 3 năm trởlên (21.3%), đặc biệt là có 1 tổ chức đã được chứng nhận 7 năm – là một trong các tổchức đầu tiên nhận được chứng nhận ISO 9000 tại Việt Nam. 2.3/ Công ty tư vấn cho các tổ chức thực hiện ISO 9001:2000 Các tổ chức chọn tư vấn Việt Nam chiếm 59%, tiếp theo là tư vấn nước ngoài 39.3% và tự thực hiện lấy là 1 tổ chức chiếm 1.6%. Chọn tư vấn Việt Nam nhiều nhất (26.2%) là các DNNN, DNTN và công ty TNHH chiếm 11.5% mỗi loại, công ty cổ phần chiếm 8.2%, công ty liên doanh chỉ chiếm 1.6%. Chọn tư vấn nước ngoài có DNNN, công ty TNHH và công ty liên doanh chiếm 13.1% mỗi loại. Phần lớn công ty liên doanh chọn tư vấn nước ngoài, công ty cổ phần và DNTN không chọn tư vấn nước ngoài. Tự thực hiện có duy nhất 1 doanh nghiệp nhà nước chiếm 1.6%. Như vậy điều này cho thấy khuynh hướng lựa chọn nhà tư vấn của các tổ chức,phần lớn các tổ chức trong nước chọn tư vấn Việt Nam có thể cho rằng vì chi phí tưvấn rẻ hơn, cách giao tiếp và truyền đạt vấn đề dễ dàng hơn. 2.4/ Về hiệu quả hoạt động của các tổ chức sau khi nhận được ISO9001:2000 Có 42.6% cho rằng hoạt động của tổ chức ngày một tốt hơn, 54.1% cho là vẫn như trước khi có giấy chứng nhận và 3.3% cho là có chiều hướng đi xuống. Có 1.6% DN nhà nước và 1.6% DN tư nhân cho là có chiều hướng đi xuống; 21.3% DN nhà nước, 16.4% công ty TNHH, 8.2% DN tư nhân, 4.9% công ty cổ phần, 3.3% liên doanh cho là vẫn như trước khi có giấy chứng nhận; 18% DN nhà nước, 8.2% công ty TNHH, 1.6% DN tư nhân, 3.3% công ty cổ phần, 11.5% liên doanh cho là ngày một tốt hơn. Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: