Danh mục

Luận văn Thạc sỹ Y học: Nghiên cứu kết quả ứng dụng phẫu thuật Longo điều trị bệnh trĩ vòng tại Bệnh viện 19/8

Số trang: 102      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sỹ Y học: Nghiên cứu kết quả ứng dụng phẫu thuật Longo điều trị bệnh trĩ vòng tại Bệnh viện 19/8 do học viên Trần Trọng Dương thực hiện nhằm mục tiêu nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh trĩ vòng được điều trị bằng phẫu thuật Longo; đánh giá kết quả điều trị sớm ngoại khoa trĩ vòng bằng phương pháp Longo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sỹ Y học: Nghiên cứu kết quả ứng dụng phẫu thuật Longo điều trị bệnh trĩ vòng tại Bệnh viện 19/8 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRẦN TRỌNG DƯƠNG NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT LONGO ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ VÒNG TẠI BỆNH VIỆN 19/8 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2012 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRẦN TRỌNG DƯƠNG NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT LONGO ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ VÒNG TẠI BỆNH VIỆN 19/8 CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI CHUNG MÃ SỐ: 60 72 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN MINH ĐẠO HÀ NỘI - 2012 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh trĩ là bệnh thường gặp ở mọi nước trên thế giới. Nhiều thống kê ở nước ngoài cho thấy tỷ lệ bệnh ở người trên 50 tuổi là 50% [52], [57] và có khoảng 5% dân số mắc bệnh trĩ. Trong những trường hợp trĩ sa nhiều thì cắt trĩ là một trong những phương pháp được chỉ định để điều trị. Tuy nhiên, các phương pháp cắt trĩ kinh điển thường gây đau nhiều và các biến chứng trong giai đoạn hậu phẫu. Ngoài ra, các thành phần đệm của ống hậu môn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các búi trĩ. Do đó, nhiều kỹ thuật phẫu thuật mới được áp dụng để thay thế cho phẫu thuật cắt trĩ. Năm 1978, Farag đưa ra kỹ thuật khâu trĩ nhưng không thành công vì phù nề và đau nhiều do khâu trực tiếp lên búi trĩ. Năm 1998, Longo và cộng sự đề nghị phương pháp cắt niêm mạc trên đường lược bằng máy khâu trong điều trị trĩ sa. Kết quả tốt và ít gây đau. Tuy nhiên , phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng máy khâu bấm đắt tiền và cũng không phải là không có biến chứng (như chảy máu, dò âm đạo, hẹp hậu môn) Hussein AM (2001) khâu cố định niêm mạc trên đường lược 1,5 cm vào cơ thắt trong, cột niên mạc phía trên vào trong chỗ khâu để kéo các búi trĩ vào. Kết quả 10 % đau nhiều do cơ thắt, 2,5% chảy máu hậu phẫu. Ở Việt Nam, chúng ta chưa có thống kê về dịch tễ học của bệnh trĩ một cách đầy đủ. Nhưng qua số bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện và các bệnh lý như viêm đại tràng, lỵ, chắc chắn rằng bệnh trĩ cũng rất phổ biến trong cộng đồng. Sách y học dân tộc của chúng ta ghi nhận “Thập nhân cửu trĩ” có nghĩa là “Mười người chín người bị bệnh trĩ” [26]. Theo Phạm Khuê (1980) cho biết bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 2,3% trong các bệnh ngoại khoa ở những người trên 600 tuổi . Có rất nhiều tác giả đưa ra các phương pháp điều trị cũng như những khuyến cáo khác nhau trong bệnh trĩ, tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp phẫu 4 thuật phù hợp với từng cơ sở y tế để đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật vẫn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Năm 1991, Nguyễn Văn Xuyên và cộng sự đã tiến hành phương pháp cắt bỏ vòng trĩ với dụng cụ tự tạo ở Bệnh viện 103: Dùng dụng cụ hình trụ làm nòng tựa, chỉ tựa để kéo vòng niêm mạc trĩ, dây cao su để garo cầm máu tạm thời với tác dụng: tạo lên đường phẫu thuật bên ngoài ống hậu môn, bịt kín ngăn trực tràng không thông với vùng phẫu thuật, có điểm tựa để bộc lộ vòng niêm mạc trĩ, có điểm tỳ để rạch cắt và phẫu tích, có nòng để garo cầm máu và đảm bảo đường kính ống hậu môn cố định khi khâu nối, giảm tỷ lệ hẹp hậu môn. Đây là phẫu thuật ít chảy máu, thời gian phẫu thuật ngắn, chủ động thao tác kỹ thuật cắt bỏ, tạo diện cắt tròn phẳng, tái tạo lại ống hậu môn có tiết diện phù hợp với sinh lý hậu môn, không gây tổn thương cơ thắt, tránh được các nhược điểm của Whitehead. Phương pháp phẫu thuật này an toàn, đơn giản, kết quả điều trị tốt, đã được áp dụng ở nhiều cơ sở phẫu thuật tuyến bệnh viện (Nguyễn Văn Xuyên, 1991) [29] Bệnh viện 19/8 là bệnh viện hạng I, là tuyến điều trị cuối cùng của ngành Công an. Hằng năm bệnh viện thu dung và điều trị cho hàng vạn lượt bệnh nhân trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân với đầy đủ các chuyên ngành: nội khoa, ngoại khoa, các chuyên khoa khác. Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo đã được triển khai từ lâu trong hệ thống y tế nước nhà. Tuy nhiên, phương pháp này mới được triển khai và áp dụng tại Bệnh viện 19/8. Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kết quả ứng dụng phẫu thuật Longo điều trị bệnh trĩ vòng tại Bệnh viện 19/8” nhằm 02 mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh trĩ vòng được điều trị bằng phẫu thuật Longo. 2. Đánh giá kết quả điều trị sớm ngoại khoa trĩ vòng bằng phương pháp Longo. 5 Chương I TỔNG QUAN 1.1. LỊCH SỬ VỀ PHẪU THUẬT BỆNH TRĨ Bệnh trĩ đã biết từ lâu (2500 năm trước công nguyên-Hypocrat), đã có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng, tùy theo loại trĩ, mức độ bệnh, điều kiện trang thiết bị và kinh nghiệm của bác sỹ điều trị và nguyện vọng của bệnh nhân [3]. Trĩ theo từ Hy Lạp có nghĩa là chảy máu. Theo Goligher thì hơn 50% người trên 50 tuổi bị bệnh này. Bệnh có thể ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Đàn ông mắc phải gấp đôi phụ nữ. Về phẫu thuật trĩ đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về các phương pháp phẫu thuật. Điều đó cho thấy không có phương pháp nào hoàn hảo. Nhiều người cho phẫu thuật trĩ là cuộc phẫu thuật đơn giản dành cho các phẫu thuật viên trẻ đảm nhiệm. Thực sự đây là bệnh gây trở ngại cho bệnh nhân không ít và cách điều trị cũng như phẫu thuật sẽ đòi hỏi những kiến thức rất sâu rộng và kinh nghiệm. Không nghiêm túc, phẫu thuật viên có thể để lại những biến chứng, di chứng không nhỏ cho bệnh nhân. Phẫu thuật trĩ được thực hiện từ ngàn năm trước. Vùng hậu môn được xem là có miễn nhiễm cho nên sau phẫu thuật vài giờ là vết phẫu thuật sẽ bị nhiễm với vi trùng đường ruột, nhờ loại này gây tình trạng nhiễm nhẹ che chở không cho các loại vi trùng gây bệnh mọc lên. Trước thế kỷ XIX, theo Parks chỉ có hai phương pháp phẫu thuật. Cách xưa nhất là cuống búi trĩ được cột thắt bằng dây từ thời trung cổ. Phương pháp thứ hai là chỉ cắt trĩ mà không cầm máu. Cuộc phẫu thuật này sẽ mất rất nhiều máu, tuy nhiên thông thường không nguy hiểm. Cuối thế kỷ XVIII, Salmon tiến hành phối cắt hợp hai phương pháp vừa cột vừa thắt. ...

Tài liệu được xem nhiều: