Danh mục

Luận văn : THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT KHÁNG HUYẾT THANH KHÁNG VI KHUẨN E. coli part 3

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 621.77 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,500 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

2.1.4.3. Kháng nguyên a. Tính lạ của kháng nguyên Điều kiện quan trọng để một kháng nguyên có tính sinh miễn dịch cao là sự khác biệt chủng loài giữa túc chủ và kháng nguyên. Trong miễn dịch dịch thể, kháng nguyên càng lạ với túc chủ bao nhiêu, khả năng sinh miễn dịch càng cao bấy nhiêu. Còn trong miễn dịch qua trung gian tế bào, chỉ cần sự khác nhau giữa các cá thể cũng gây đáp ứng miễn dịch cao...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn : THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT KHÁNG HUYẾT THANH KHÁNG VI KHUẨN E. coli part 3 6 2.1.4.3. Kháng nguyên a. Tính lạ của kháng nguyên Điều kiện quan trọng để một kháng nguyên có tính sinh miễn dịch cao là sự khácbiệt chủng loài giữa túc chủ và kháng nguyên. Trong miễn dịch dịch thể, kháng nguyên càng lạ với túc chủ bao nhiêu, khả năngsinh miễn dịch càng cao bấy nhiêu. Còn trong miễn dịch qua trung gian tế bào, chỉ cầnsự khác nhau giữa các cá thể cũng gây đáp ứng miễn dịch cao. b. Cấu tạo hóa học của kháng nguyên  Protein và polysaccharide Là 2 nhóm kháng nguyên thông thường nhất vì các vỏ vi khuẩn hoặc các độc tố làcác protein hoặc glycoprotein. Chúng đều cho tính miễn dịch cao khi ở dạng hòa tanhay liên kết trong các cấu trúc phức tạp. Đặc tính kháng nguyên của nhiều loại glycoprotein trước hết được biểu hiện bởi các phần gốc đường của chúng. Protein ở dạng kết tụ (aggregation) gây đáp ứng miễn dịch tốt hơn protein ở dạnghòa tan.  Lipid và acid nucleic Là 2 nhóm kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch kém. Thông thường, lipid chỉbiểu hiện tính kháng nguyên khi ở dạng kết hợp với polysaccharide hoặc protein… c. Kích thước của phân tử kháng nguyên Kháng nguyên có kích thước lớn và cấu trúc càng phức tạp thì chúng càng dễ bịđại thực bào phát hiện và xử lí nên có tính sinh miễn dịch cao, những kháng nguyên cócấu trúc phân tử nhỏ dễ bị đại thực bào bỏ qua nên có tính sinh miễn dịch thấp. Ngoài ra, các KN có kích thước nhỏ có thể gắn với các protein mang để tạo đápứng miễn dịch. d. Khả năng bị chuyển hóa của phân tử kháng nguyên Sự chuyển hóa kháng nguyên trong cơ thể vật chủ là yếu tố quan trọng cho tínhsinh miễn dịch, vì khi được chuyển hóa các kháng nguyên dễ bộc lộ các quyết địnhKN ra ngoài. Các phân tử không bị phân hủy bởi tế bào (không được tế bào nhận biết và cảibiến) thì không gây ra đáp ứng miễn dịch. 7 Ví dụ: D-amino acid là một kháng nguyên yếu vì enzyme của độn g vật hữu nhũkhông phân hủy amino acid dạng này. e. Liều lượng kháng nguyên Nếu lượng kháng nguyên quá ít thì không đủ gây đáp ứng miễn dịch. Ngược lạinếu lượng kháng nguyên nhiều quá sẽ gây ức chế miễn dịch. Ở các mũi nhắc nên giảm lượng kháng nguyên 2 – 3 lần so với gây mẫn cảm đểtăng ái lực của kháng thể cần tạo nên. f. Đường xâm nhập của kháng nguyên vào cơ thể Kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch mạnh nhất khi chúng được tiêm trực tiếpvào hạch bạch huyết vùng kheo của thú. Tuy nhiên cách này đòi hỏi trình độ tay nghềcao. Tiêm kháng nguyên nhiều mũi dưới da, trong da hoặc tiêm một mũi trong bắp thịtđược áp dụng rộng rãi hơn vì đơn giản dễ thực hiện và cho kết quả mong muốn. Ngoài ra với các kháng nguyên mạnh (vi khuẩn, virus, tế bào…) khi đưa vàođường mạch máu có thể dễ dàng gây ra đáp ứng miễn dịch. Nhưng với kháng nguyênhòa tan thì phải có qui trình gây đáp ứng miễn dịch thích hợp, tốt nhất là tiêm trong da,dưới da và phải tiêm nhắc lại nhiều lần. g. Hiệu ứng cộng lực kháng nguyên Nếu cùng một lúc gây mẫn cảm nhiều loại kháng nguyên cho con thú thì khángthể đặc hiệu được sinh ra tương ứng với mỗi loại kháng nguyên sẽ ít nhất ngang bằnghoặc nhiều hơn khi kháng nguyên đó kích thích một mình. Hiện tượng này gọi là sựcộng lực kháng nguyên hay cộng kích thích kháng nguyên. Tuy nhiên cũng có trường hợp cùng một lúc gây mẫn cảm cho thú với hai loạikháng nguyên: một liều mạnh, một liều nhẹ thì con thú có thể chỉ phản ứng với khángnguyên liều mạnh. Hiện tượng này gọi là sự cạnh tranh kháng nguyên, chỉ xảy ra ở haikháng nguyên có cấu trúc hóa học gần giống nhau. 2.1.4.4. Qui trình gây miễn dịch Qui trình gây miễn dịch có ảnh hưởng lớn đến đáp ứng miễn dịch đối với phân tửkháng nguyên. Cùng một loại kháng nguyên, gây miễn dịch trên hai lô thí nghiệm quahai qui trình chủng ngừa khác nhau thì đáp ứng miễn dịch cũng khác nhau. Mỗi loạikháng nguyên thích hợp với một loại qui trình gây miễn dịch riêng. Với những khángnguyên yếu thường phải chủng ngừa bằng qui trình hết sức nghiêm ngặt và chủng 8nhiều lần mới có đáp ứng miễn dịch mạnh. Trong khi đó, những kháng nguyên mạnhcó khi chỉ cần chủng ngừa một lần cũng gây đáp ứng miễn dịch. Nếu cho mẫn cảm kháng nguyên với một con vật đã được mẫn cảm với khángnguyên đó một lần, thì hàm lượng kháng thể sẽ tăng sớm và nhiều hơn lần đầu (cónhững trường hợp gấp hàng trăm lần). Ngoài ra khi tiêm nhắc lại nhiều lần thì sẽ có sựchọn lọc các dòng tế bào lympho B sản xuất kháng thể và chỉ tăng sinh những dòngsản xuất kháng thể có ái lực cao với kháng nguyên nếu giới hạn tối đa kháng nguyênđưa vào. Thường tiêm mũi nhắc lại lần m ...

Tài liệu được xem nhiều: