Danh mục

Luận văn tốt nghiệp cao học: Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng chanh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

Số trang: 104      Loại file: doc      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tốt nghiệp cao học "Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng chanh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp" được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng trồng chanh của nông hộ tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng chanh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp,... Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp cao học: Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng chanh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL TRẦN NGUYỄN TRÚC GIANG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ  MÔ HÌNH TRỒNG CHANH  HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL TRẦN NGUYỄN TRÚC GIANG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ  MÔ HÌNH TRỒNG CHANH  HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MA NGANH: 52 62 01 16 ̃ ̀ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS. TS. DƯƠNG NGỌC THÀNH 2015 CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn này với đề  tựa là “Phân tích hiệu quả  kinh tế  mô hình  trồng   chanh   huyện   Cao   Lãnh   tỉnh   Đồng   Tháp”,   do   học   viên   Trần  Nguyễn Trúc Giang thực hiện theo sự hướng dẫn của PGs.TS Dương Ngọc   Thành. Luận văn đã được báo cáo và được hội đồng chấm luận văn thông  qua ngày ..... tháng ..... năm….  Ủy viên Thư ký Phản biện 1 Phản biện 2 Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch hội đồng PGS.TS. Dương Ngọc Thành i LỜI CẢM TẠ           Qua 02 năm học tập và nghiên cứu tại Viện nghiên cứu & Phát triển   Đồng bằng sông Cửu Long – Trường Đại Học Cần Thơ, được quý Thầy,  Cô tận tình hướng dẫn, tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức thiết thực và  bổ ích phục vụ cho cuộc sống cũng như trong công việc của mình. Bản thân  luôn trân trọng những tình cảm, sự nhiệt tình mà quý Thầy, Cô đã giành cho  bản thân tôi và cho lớp Cao học Phát triển nông thôn khóa 20. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm  ơn đến quý Thầy Cô ở  Viện Nghiên  cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ  đã  cung cấp những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và   nghiên cứu tại Trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Dương   Ngọc Thành – Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và hỗ trợ tôi   ́ ời gian thực hiện luận văn này. trong suôt th Tôi xin gửi lời cảm  ơn đến quý cơ  quan: Chi cục Bảo vệ  thực vật   tỉnh Đồng Tháp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao   Lãnh,  Ủy ban nhân dân xã Bình Thạnh và các cán bộ  khuyến nông cùng bà  con nông dân trồng chanh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực   tế. Tôi cũng xin cảm  ơn các chú, các anh chị  em lớp Cao học Phát triển   Nông thôn khóa 20 và các bạn hữu đã thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong   thời gian học tập tại Trường và trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo mọi điều   kiện, động viên tôi vượt qua khó khăn trong học tập và trong cuộc sống để  hoàn thành khóa học và hoàn chỉnh luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Trần Nguyễn Trúc Giang ii TÓM TẮT   Huyện Cao Lãnh là nơi có diện tích trồng chanh lớn nhất trong tỉnh   Đồng Tháp và đang được sự quan tâm đặc biệt từ nông dân và chính quyền   địa phương.  Cây chanh là một trong những chương trình trọng điểm để   phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân nông thôn tại địa   phương.   Đề   tài  “Phân   tích  hiệu  quả   kinh   tế   của  mô   hình  trồng  chanh   huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp” nhăm đánh giá th ̀ ực trạng trồng chanh   tại địa phương, tìm ra những mặt tồn tại và nguyên nhân  ảnh hưởng đến   hiệu quả sản xuất, từ đó đề xuất các giải pháp để  góp phần phát triển mô   hình trồng chanh tại địa phương và những vùng lận cận.  Đề  tài được thực hiện dựa trên số  liệu phỏng vấn trực tiếp 90 hộ   trồng chanh tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Sử  dụng  phương pháp phân tích chi phí  –  lợi ích và hàm hồi quy để  xác định lợi   nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng chanh. Kết quả  nghiên cứu cho thấy, hoạt động trồng chanh của hộ  có tham   gia vào hợp tác xã đạt hiệu quả cao hơn so với các nông hộ sản xuất riêng   lẻ. Hộ  trồng chanh vẫn có lời khi đưa công lao động nhà vào chi phí sản   xuất. Kết quả của mô hình hồi qui cho thấy trình độ  học vấn, số  lần tham   gia tập huấn, tổng chi phí sản xuất, nhóm hộ sản xuất là những yếu tố ảnh   hưởng đến hiệu quả  của việc trồng chanh. Dựa vào kết quả  nghiên cứu,   một số giải pháp về cải thiện chất lượng cây giống, nâng cao kỹ thuật sản   xuất, cùng các chính sách nông nghiệp có liên quan để  góp phần thúc đẩy   phát triển mô hình trồng chanh tại địa phương đã được đề xuất. Từ khóa: chanh, hiệu quả kinh tế, mô hình trồng chanh iii ABSTRACT Cao   Lanh   is   the   district   with   a  largest   lemon   area   of   Dong   Thap   province and is the special interest from government. Lemon tree is one of   the key programs for economic development to increase the income of rural   farmers in the local. Research on “Effective economic analysis of lemons   grown model at Cao Lanh district Dong Thap province” to assess the current   of  lemon growing in local to find out  the existence and reasons that affect   production efficiency, then propose solutions to improve to the development of   the lemon model in the local and neighboring areas. This study was conducted based on survey of  120 households at Binh   Thanh commune, Cao  Lanh district, Dong Thap province. Using Costs and   Returns Analysis (CRA) and regression to determine profitability and factors   affecting the produc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: