Thông tin tài liệu:
Điều 21: Cản trở đối phươngNếu đấu thủ có bất kỳ hành động nào cản trở đối phương trong quá trình đánh trả bóng thì sẽ bị mất điểm (nếu cố tình) và phải đánh lại điểm đó (nếu vô tình).Tình huống 1: Đấu thủ có bị xử phạt không nếu khi đánh bóng đấu thủ này va chạm đối phương?Quyết định: Không, trừ khi trọng tài thấy cần phải sử dụng điều 21.Tình huống 2: Khi bóng nẩy ngược trở lại bên sân người đánh bóng, đấu thủ có thể với vợt qua lưới để đánh bóng hay không?...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬT CHƠI TENNIS 3Điều 21: Cản trở đối phươngNếu đấu thủ có bất kỳ hành động nào cản trở đối phương trong quá trình đánh trả bóng thì sẽ bị mất điểm(nếu cố tình) và phải đánh lại điểm đó (nếu vô tình).Tình huống 1: Đấu thủ có bị xử phạt không nếu khi đánh bóng đấu thủ này va chạm đối phương?Quyết định: Không, trừ khi trọng tài thấy cần phải sử dụng điều 21.Tình huống 2: Khi bóng nẩy ngược trở lại bên sân người đánh bóng, đấu thủ có thể với vợt qua lưới để đánhbóng hay không? Và nếu bị đối phương ngăn cản việc đỡ bóng thì xử lý thế nào?Quyết định: Theo điều 21, trọng tài có thể cho đấu thủ bị ngăn cản được điểm hoặc cho đánh lại (xem điều25).Tình huống 3: Khi vô tình xảy ra va chạm bóng tay đôi, việc đó có được coi là một hành động cản trở đốiphương trong phạm vi điều 21 không?Quyết định: Không.Điều 22: Bóng rơi trên vạchBóng rơi trên vạch bao quanh sân coi như rơi trong sân.Điều 23: Bóng chạm thiết bị cố địnhNếu bóng trong cuộc chạm thiết bị cố định (trừ lưới, cột lưới, cọc chống, dây, cạp lưới) sau khi đã chạm sânthì đấu thủ đánh bóng đó được tính điểm, nếu trước khi chạm sân thì đối phương được điểm.Tình huống 1: Bóng đánh trả chạm trọng tài hoặc ghế trọng tài. Đấu thủ cho rằng bóng đang bay vào trongsân.Quyết định: Đấu thủ đó mất điểm.Điều 24: Đánh trả bóng tốtBóng đánh trả được coi là tốt nếu:a. Bóng chạm lưới, cột lưới, cọc chống, dây cáp, cạp lưới nhưng vượt qua đỉnh các thiết bị đó và chạm mặtsân đúng quy định.b. Bóng được giao hoặc được đánh trả rơi trong sân quy định và nảy lên hoặc nảy ngược lại sân bên mìnhvà đấu thủ đánh trả quả bóng đó có thể với vợt qua lưới đánh bóng miễn là đấu thủ đó không làm trái vớiđiều 20e.c. Bóng được đánh lại bên ngoài phạm vi hai cột, hoặc hai cọc chống kể cả ở trên hoặc dưới mức mép lướitrên, thậm chí chạm vào cột hoặc cọc chống, miễn là nó chạm đất đúng trong phạm vi của sân hoặc nếu vợtcủa cầu thủ vượt qua trên lưới sau khi đã đánh bóng đi, miễn là bóng qua lưới trước khi đánh và được đánhtrả hợp lệ.d. Vợt của một đấu thủ bay qua lưới sau khi đã đánh trả bóng, bóng cũng qua lưới trước khi tiếp tục vàocuộc và được đỡ trả hợp lý.e. Đấu thủ đánh trả giao bóng hoặc đánh bóng trong cuộc tốt mà bóng chạm vào quả bóng khác nằm trênsân.Ghi chú: Trong một trận đơn, nếu vì mục đích thuận tiện, sử dụng sân đôi có trang bị cọc chống đơn thì khiđó cột lưới sân đôi và phần lưới của sân đôi, dây cáp, cạp lưới phía ngoài cọc chống đơn sẽ thành thiết bị cốđịnh, không được coi là cọc chống hoặc những thiết bị của một trận đánh đơn. Bóng đánh trả qua phần giữacọc chống đơn và cột lưới sân đôi mà không chạm phần dây cáp, lưới hay cột lưới đôi và rơi trong phần sânđối phương thì được coi là quả đánh trả tốt.Tình huống 1: Bóng bay ra ngoài sân chạm cột lưới hay cọc chống và rơi trong phần sân của đối phương.Trường hợp đó có được coi là pha đánh bóng tốt?Quyết định: Nếu là một giao bóng thì bóng hỏng theo điều 10c, nếu không phải giao bóng thì là bóng tốt theođiều 24g.Tình huống 2: Đánh trả bóng bằng cách cầm vợt cả hai tay có được coi là tốt không?Quyết định: Có.Tình huống 3: Giao bóng hay bóng trong cuộc chạm một bóng khác nằm trên sân, trường hợp này được tínhlà thắng hay mất điểm?Quyết định: Không quyết định, cuộc đấu vẫn sẽ tiếp tục. Nếu trọng tài không biết rõ là bóng được đánh trảcó đúng là quả bóng trong cuộc hay không thì cho đánh lại quả đó.Tình huống 4: Đấu thủ có thể sử dụng nhiều hơn một chiếc vợt ở một thời điểm nào đó trong lúc thi đấukhông?Quyết định: Không. Luật quy định chỉ được dùng một vợt trong lúc thi đấu.Tình huống 5: Đấu thủ có thể yêu cầu nhặt bóng bên phía sân đối phương không?Quyết định: Được, trừ khi bóng đang trong cuộc.Điều 25: Đấu thủ bị cản trởTrong trường hợp một đấu thủ bị cản trở không đánh được bóng bởi những lý do nằm ngoài sự điều khiểncủa đấu thủ, trừ những tác động của các thiết bị cố định trên sân hoặc những quy định trong điều 21, thìđược đánh lại.Tình huống 1: Một khán giả đi vào sân, đúng đường di chuyển của đấu thủ, đấu thủ đó không đánh trả bóngđược, có được yêu cầu đánh lại không?Quyết định: Được, nếu trọng tài nhận thấy sự cản trở đó là do ngoài khả năng điều khiển của đấu thủ vàkhông được nếu đấu thủ đó không thể đánh bóng vì những thiết bị cố định trên sân hay điều kiện sân bãi.Tình huống 2: Đấu thủ bị cản trở như trong tình huống 1 và trọng tài cho phép đánh lại. Đấu thủ giao bóng,giao quả thứ nhất trước đó hỏng. Có được quyền giao hai quả nữa không?Quyết định: Được, vì bóng trong cuộc thì cả điểm chứ không chỉ riêng quả đang đánh, phải được đánh lạitheo luật đã quy định.Tình huống 3: Đấu thủ có được phép đòi đánh lại theo điều 25 vì nghĩ rằng đối phương của mình bị cản trởnhưng không ngờ bóng lại được đánh trả?Quyết định: Không.Tình huống 4: Bóng đánh trả đang bay chạm một quả bóng khác ở trên không. Trọng tài sẽ xử lý trường hợpnày thế nào?Quyết định: Sẽ cho đánh lại, trừ khi quả bóng đ ...