Danh mục

Lương Khắc Ninh với cuộc vận động cải cách kinh tế ở Nam Kỳ trên báo 'Nông cổ mín đàm' đầu thế kỷ XX

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 667.81 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ việc tìm hiểu thành quả của phong trào Duy Tân ở nhiều nước châu Á, tiếp thu tư tưởng tiến bộ về khoa học kĩ thuật của phương Tây, các nhà Minh Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX nhận thức rằng khi kinh tế đất nước phồn thịnh thì tạo nên nền tảng xã hội vững mạnh, từ đó có đủ tiềm lực đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc. Bài viết nghiên cứu về quan điểm vận động tranh thương của chủ bút Lương Khắc Ninh trên báo Nông cổ mín đàm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lương Khắc Ninh với cuộc vận động cải cách kinh tế ở Nam Kỳ trên báo “Nông cổ mín đàm” đầu thế kỷ XXHỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 LƯƠNG KHẮC NINH VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG CẢI CÁCH KINH TẾ Ở NAM KỲ TRÊN BÁO “NÔNG CỔ MÍN ĐÀM” ĐẦU THẾ KỶ XX NGUYỄN THẾ HỒNG Trường Đại học Đồng Tháp Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh Email: reaganusa1986@gmail.com Tóm tắt: Nông cổ mín đàm là tờ báo kinh tế đầu tiên ở Nam Kỳ, số ra đầu tiên ngày 1/8/1901, số cuối ngày 28/7/1904 (số 150), phát hành ngày thứ Năm với 8 trang (khổ 17cm x 20cm). Lương Khắc Ninh là chủ bút đầu tiên của tờ báo, từ việc phân tích những hạn chế trong kinh doanh, ông đã nêu ra những biện pháp giúp người Việt tranh thương với tư sản nước ngoài ở Nam Kỳ. Qua đó, góp phần tạo nên sự sôi nổi trong các hoạt động kinh tế - chính trị của phong trào Minh Tân đầu thế kỷ XX ở đây. Từ khóa: Nông cổ mín đàm, Lương Khắc Ninh, Nam Kỳ, kinh tế, Minh Tân.1. MỞ ĐẦU Từ việc tìm hiểu thành quả của phong trào Duy Tân ở nhiều nước châu Á, tiếp thu tưtưởng tiến bộ về khoa học kĩ thuật của phương Tây, các nhà Minh Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỷXX nhận thức rằng khi kinh tế đất nước phồn thịnh thì tạo nên nền tảng xã hội vững mạnh, từđó có đủ tiềm lực đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc. Bài viết nghiên cứu vềquan điểm vận động tranh thương của chủ bút Lương Khắc Ninh trên báo Nông cổ mín đàm.2. NỘI DUNG2.1. Sự ra đời của phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ Nửa sau thế kỷ XIX, lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Chế độ phongkiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của cuộcchống ngoại xâm, quan niệm “trung quân - ái quốc” không còn phù hợp. Trước yêu cầu củalịch sử, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đã đề xuất tư tưởng canh tân nhằm chấn hưng đất nước nhưPhạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch nhưng các đề xuất đềuthất bại. Vào những năm đầu thế kỹ XX, ở Việt Nam xuất hiện trào lưu tư tưởng cứu nước mớiđại diện là các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ. Hai đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu vàPhan Chu Trinh với quan điểm, xu hướng cách mạng đấu tranh khác nhau nhưng cùng mục tiêucao nhất là độc lập cho dân tộc. Cả hai xu hướng bạo động và bất bạo động góp phần tạo nênphong trào Duy Tân những năm đầu thế kỷ XX sôi nổi trong cả nước. Chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm thay đổi lớn trạng tháikinh tế - xã hội vùng đất Nam Kỳ so với các xứ khác trong Liên bang Đông Dương, vì Nam Kỳđược xem là một phần đất thuộc gia sản đất đai và được cai trị trực tiếp bởi thực dân Pháp. Cácnhà Duy Tân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ tìm đến vùng đất Nam Kỳ nhằm khai thác những điều kiệnthuận lợi cho con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi tìm nguồn lực cho phong trào ĐôngDu, Phan Bội Châu được Tiểu La tiên sinh Nguyễn Thành chỉ ba kế sách để thực hiện nhiệthuyết chống Pháp, giành độc. Theo đó, ba kế sách cứu nước: thứ nhất, lấy mục tiêu “tôn quânthảo tặc” để nhận sự hậu thuẫn của nhân dân; thứ hai, “khai mở đất Nam Kỳ” vì nơi đây trùphú nhất cả nước, hơn nữa nhờ “công đức triều Nguyễn” nên hiệu triệu nghĩa dân Nam Kỳ tấtảnh hưởng mau lắm; thứ ba, chú trọng đào tạo nhân tài và mua sắm khí tài khi có đủ tiền lực. 121TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019Phan Bội Châu rất đồng tình với kế sách này và sau đó ông đi vào vùng đất Nam Kỳ để cụ thểhóa hiện thực kế sách. Phan Bội Châu cùng với Tiểu La trực tiếp truyền bá tư tưởng Duy Tânvào Nam Kỳ bằng những hoạt động cụ thể. Năm 1903, Phan Bội Châu vào Nam với mục đíchvừa du lịch, vừa vận động và liên kết các phần tử của phong trào hậu Cần Vương. Duy Tân hộiđược thành lập sau đó tại Quảng Nam (năm 1904) do Cường Để làm chủ hội, đây được xem làbiện pháp mang tính chất sách lược nhằm đạt mục đích đặt ra từ đầu của Phan Bội Châu vàđồng môn của ông. Để vận động sự ủng hộ của dân chúng Nam Kỳ, Phan Bội Châu viết “Kínhcáo toàn quốc phụ lão văn” và “Ai cáo Nam Kỳ” nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của ngườidân. Vào tháng 5/1907, thông qua Trần Văn Tuyết (có tài liệu ghi là Tiết) - con trai của TrầnChánh Chiếu, đang học ở Hương Cảng (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã gửi thư mời TrầnChánh Chiếu sang Hương Cảng để gặp gỡ và hội đàm. Cuộc tiếp xúc giữa Phan Bội Châu vàTrần Chánh Chiếu diễn ra sau đó vài tuần và mang lại kết quả như mong muốn của Phan BộiChâu vì Trần Chánh Chiếu đã ra sức giúp đỡ tuyên truyền về phong trào Đông Du. Kết quả, phong trào Đông Du do Phan ...

Tài liệu được xem nhiều: