Danh mục

Mặt tròn xoay và một số bài toán trong thực tế

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.08 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Mặt tròn xoay và một số bài toán trong thực tế" trình bày một số kiến thức mặt nón tròn xoay và mặt trụ tròn xoay. Tiếp theo chúng tôi trình bày một số bài toán trong thực tế được giải quyết bằng cách sử dụng kiến thức vừa nêu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mặt tròn xoay và một số bài toán trong thực tế MẶT TRÒN XOAY VÀ MỘT SỐ BÀI TOÁN TRONG THỰC TẾ Trần Thanh Phong1 1. Khoa Sư phạm. phongtt.khtn@tdmu.edu.vn, TÓM TẮT Bài viết trình bày một số kiến thức mặt nón tròn xoay và mặt trụ tròn xoay. Tiếp theo chúng tôi trình bày một số bài toán trong thực tế được giải quyết bằng cách sử dụng kiến thức vừa nêu. Từ khóa: Bài toán thực tế , mặt nón tròn xoay, mặt trụ tròn xoay. 1. GIỚI THIỆU Trước đây, đa số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông chưa giải quyết được những bài toán trong thực tế. Giải quyết các bài toán trong thực tế là chủ đề được quan tâm. Gần đây, các em học sinh được tiếp cận bài toán thực tế và được giáo viên hướng dẫn tìm ra cách giải quyết bài toán. Trong chương Hình học lớp 12, mặt tròn xoay được trình bày và lý thuyết này có nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt là lý thuyết mặt nón tròn xoay và mặt trụ tròn xoay có thể tìm thấy nhiều ứng dụng. Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp lý thuyết toán học cơ bản về mặt nón tròn xoay và mặt trụ tròn xoay, cùng một số bài toán thực tế được giải quyết bằng cách sử dụng khéo léo các lý thuyết này. 2. KIẾN THỨC CHUẨN BỊ Trong mục này, chúng tôi nhắc lại lý thuyết toán học cơ bản về mặt nón tròn xoay và mặt trụ tròn xoay, lý thuyết này và hình ảnh minh họa có thể tìm thấy trong [2], [3] và [4]. 2.1. Định nghĩa mặt nón tròn xoay Trong mặt phẳng ( P ) cho hai đường thẳng d và  cắt nhau tại điểm O và tạo thành góc  với 0 0 . Khi mặt phẳng ( P ) quay xung quanh     90 0 thì đường thẳng d sinh ra một mặt tròn xoay được gọi là mặt nón tròn xoay đỉnh O . Người ta thường gọi mặt nón tròn xoay là mặt nón. Đường thẳng  gọi là trục, đường thẳng d gọi là đường sinh và góc 2  gọi là góc ở đỉnh của mặt nón đó (Hình 1.1). 729 2.2. Hình nón tròn xoay và khối nón tròn xoay Cho tam giác OIM vuông tại I (Hình 1.2). Khi quay tam giác đó xung quanh cạnh góc vuông OI thì đường gấp khúc OMI tạo thành một hình được gọi là hình nón tròn xoay, gọi tắt là hình nón. Hình tròn tâm I sinh bởi các điểm thuộc cạnh IM khi IM quay quanh trục OI được gọi là mặt đáy của hình nón, điểm O gọi là đỉnh của hình nón. Độ dài đoạn IO gọi là chiều cao của hình nón, đó cũng là khoảng cách từ O đến mặt phẳng đáy. Độ dài OM gọi là độ dài đường sinh của hình nón. Phần mặt tròn xoay được sinh ra bởi các điểm trên cạnh OM khi quay quanh trục OI gọi là mặt xung quanh của hình nón đó. Khối nón tròn xoay là phần không gian được giới hạn bởi một hình nón tròn xoay kế cả hình nón đó. Người ta còn gọi khối tròn xoay là khối nón. Những điểm thuộc khối nón nhưng không thuộc hình nón ứng với khối nón ấy được gọi là điểm trong khối nón. Ta gọi đỉnh, mặt đáy, đường sinh của một hình nón theo thứ tự là đỉnh, mặt đáy, đường sinh của khối nón tương ứng. Diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay bằng nữa tích độ dài đường tròn đáy và độ dài đường sinh. Thể tích của khối nón bằng một phần ba diện tích đáy nhân với chiều cao. 2.3. Định nghĩa mặt trụ tròn xoay Trong mặt phẳng ( P ) cho hai đường thẳng  và l song song với nhau, cách nhau một khoảng bằng r . Khi quay mặt phẳng ( P ) xung quanh  thì đường thẳng l sinh ra một mặt tròn xoay được gọi là mặt trụ tròn xoay. Người ta thường gọi tắt mặt trụ tròn xoay là mặt trụ. Đường thẳng  gọi là trục, đường thẳng l là đường sinh và r là bán kính của mặt trụ đó.(Hình 1.3). 2.4. Hình trụ tròn xoay và khối trụ tròn xoay Ta hãy xét hình chữ nhật ABCD . Khi quay hình chữ nhật đó xung quanh đường thẳng chứa một cạnh, chẳng hạn cạnh AB , đường gấp khúc ADCB tạo thành một hình được gọi là hình trụ tròn xoay hay còn gọi tắt là hình trụ (Hình 1.4). Khi quay quanh AB , hai cạnh AD và BC sẽ vạch ra hai hình tròn bằng nhau gọi là hai đáy của hình trụ, bán kính của chúng gọi là bán kính của hình trụ. Độ dài đoạn CD gọi là độ dài đường sinh của hình trụ, phần mặt tròn xoay được sinh ra bởi các điểm trên cạnh CD khi quay quanh AB gọi là mặt xung quanh của hình trụ. Khoảng cách AB giữa hai mặt phẳng song song chứa hai đáy là chiều cao của hình trụ. Khối trụ tròn xoay là phần không gian được giới hạn bởi một 730 hình trụ tròn xoay kể cả hình trụ đó. Khối trụ tròn xoay còn gọi là khối trụ. Những điểm không thuộc khối trụ được gọi là những điểm ngoài của khối trụ. Những điểm thuộc khối trụ nhưng không thuộc hình trụ gọi là những điểm trong của khối trụ. Ta gọi mặt đáy, chiều cao, đường sinh, bán kính của một hình trụ theo thứ tự là mặt đáy, chiều cao, đường sinh, bán kính của khối trụ tương ứng. Diện tích xung quanh của hình trụ tròn xoay bằng tích của độ dài đường tròn đáy và độ dài đường sinh. Thể tích của khối trụ tròn xoay bằng tích diện tích đáy và chiều cao. 3. MỘT SỐ BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM ỨNG DỤNG THỰC TẾ Bài toán 1. ([1] – Câu 44) Ông Bình làm lan can ban công ngôi nhà của mình bằng một tấm kính cường lực. Tấm kính đó là một phần của mặt xung quanh của một hình trụ như hình bên. Biết giá tiền của 2 1 m kính như trên là 1.500.000 đồng. Hỏi số tiền (làm tròn đến hàng nghìn) mà ông Bình mua tấm kính trên là bao nhiêu? A. 23.519.000 đồng. B. 36.173.000 đồng. C. 9.437.000 đồng. D. 4.718.000 đồng. Giải Giả sử ( O , R ) là đường tròn đáy của hình trụ. Áp dụng định lý sin trong tam giác AMN , với ( O ) là đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN . Ta có MN = 2 R  R = 4, 45. sin A Suy ra diện tích xung quanh của hình trụ là: S xq = 2 Rh = 2 .4, 45.1, 35 = 12, 015 m( 2 ). Vì OM = ON = MN = 4, 45 nên OMN là tam giác đều nên MON = 60 0. Do đó diện tích tấm cường lực là: ...

Tài liệu được xem nhiều: