Danh mục

Mẫu hình nam nhi đời Trần qua bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.83 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mẫu hình nam nhi để lại dấu ấn sớm nhất có lẽ là trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão đã cho chúng ta những cảm nhận về một nhân cách cao đẹp đời Trần của chí làm trai: Nam nhi phải có khí phách trượng phu, có lí tưởng anh hùng và trách nhiệm, tâm huyết thực sự với triều đình mình phụng sự. Bởi vậy vũ đài hoạt động của người anh hùng trong Thuật hoài phải là “giang sơn” - hình ảnh biểu trưng cho vũ trụ, nguồn cội cấp nhân cách cao quý cho nam nhi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẫu hình nam nhi đời Trần qua bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 58-64 MẪU HÌNH NAM NHI ĐỜI TRẦN QUA BÀI THƠ THUẬT HOÀI CỦA PHẠM NGŨ LÃO Nguyễn Thị Giang Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội E-mail: anhthu-it@yahoo.com.vn Tóm tắt. Mẫu hình nam nhi để lại dấu ấn sớm nhất có lẽ là trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão đã cho chúng ta những cảm nhận về một nhân cách cao đẹp đời Trần của chí làm trai: Nam nhi phải có khí phách trượng phu, có lí tưởng anh hùng và trách nhiệm, tâm huyết thực sự với triều đình mình phụng sự. Bởi vậy vũ đài hoạt động của người anh hùng trong Thuật hoài phải là “giang sơn” - hình ảnh biểu trưng cho vũ trụ, nguồn cội cấp nhân cách cao quý cho nam nhi. Từ khóa: Mẫu hình nam nhi, chí làm trai, khí phách trượng phu, Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão.1. Mở đầu Thời Trần có những con người mà Lê Quý Đôn khen là phong độ như sĩ quân tử đờiHán, đời sau ít ai sánh kịp. Họ là ai, liệu Lê Quý Đôn có xác đáng không? Nam nhi cóphải là mẫu người mà Lê Quý Đôn định nói tới không? Và mẫu người lí tưởng đó đã đượcthể hiện trong văn học như thế nào? Như chúng ta đều biết thời đại nhà Trần là một thời đại oanh liệt với chiến côngrực rỡ ba lần đánh tan quân Nguyên - Mông, một đội quân hùng mạnh nhất thời bấy giờ.Thời đại anh hùng tất sản sinh ra những anh hùng và nhân cách lớn. Những tác giả nhưTrần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung... vừa là võ tướng, vừathuộc dòng dõi thế gia. Bởi vậy ở họ vừa có vinh quang, danh tiếng vừa có nghĩa vụ, tráchnhiệm đối với bản thân và triều đình. Địa vị xã hội, quyền lợi của đẳng cấp lãnh đạo tấtnhiên chi phối đến quan niệm sống, lí tưởng sống của họ và ảnh hưởng đến sự biểu hiệncái tôi trữ tình – nhân vật trữ tình trong thơ ca của họ. Sự thôi thúc mãnh liệt, sục sôi trong những con người thời đại luôn muốn mang tàiđức để phụng sự hết mình cho triều đình, để xứng đáng với dòng dõi quý tộc, tôn thất củamình như Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung. . . đã tạo nênmột mẫu hình nhân cách cao đẹp trong thơ ca đời Trần. Trong số những bài thơ đời Lí - Trần còn lại ngày nay, chúng ta thường xuyên bắtgặp hai chữ NAM NHI như là một cảm nhận đã trở nên quen thuộc về một mẫu hình ngườiquân tử trong quá khứ.58 Mẫu hình nam nhi đời Trần qua bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm Nam nhi và quan niệm Nam nhi thời trung đại Người Việt Nam khi giành được độc lập cũng luôn chủ động tìm kiếm kinh nghiệmxây dựng mẫu hình nhân cách từ tư tưởng, triết học, văn hóa Trung Quốc để làm giàu chomình. Việc các trí thức, các tác giả văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng từ tư tưởng,nhân cách của các danh nhân văn học Trung Quốc như Khuất Nguyên, Đào Uyên Minh,Đỗ Phủ, Lí Bạch. . . là những liên hệ có thể thấy rõ trong các văn bản tác phẩm. . . Với chíNam nhi từ thời Lí - Trần cũng đã được nhắc đến. Chúng ta biết đến một Quảng Nghiêmthiền sư ( 1122- 1190) với cách nói: “Nam nhi tự hữu xung thiên chí/ Hưu hướng Như Laihành xứ hành”; một Phạm Ngũ Lão với nỗi niềm: “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tuthính nhân gian thuyết Vũ Hầu”. Hai người, một nhà sư, một nhà nho nhưng phương pháptư duy của họ giống nhau: đứng từ góc độ thực tiễn để phát biểu cho chí nam nhi. Cũngtrong tinh thần khẳng định sự hành động của chí làm trai, sang thế kỉ XVI, Phùng KhắcKhoan (1528- 1613) cũng nói đến chí nam nhi: “Nam nhi tự hữu hiển dương sự/ Khẳngtác ngang tàng nhất trượng phu” (Tài trai phải có sự nghiệp vẻ vang cho cha mẹ. Khôngchịu làm một đấng trượng phu ngông ngênh - Tự thuật). . . Theo quan niệm thời trung đại, người nam nhi hay anh hùng là những người cónguồn gốc cao quý, là tinh hoa của vũ trụ nên cuộc đời là việc trả lại món nợ mà giangsơn, trời đất, núi sông đã ưu ái cấp cho họ. Người đàn ông lí tưởng theo yêu cầu của thờibấy giờ không chỉ có Tài, có Tâm mà còn phải có Chí, có khát vọng để theo đuổi và thựchiện đến cùng những ước mơ, hoài bão. Chí là chí làm trai mang tinh thần tích cực củaNho giáo: lập đức, lập công (có công danh sự nghiệp), lập danh (có danh tiếng tốt đẹp).Quan niệm lập công danh đã trở thành quan niệm lí tưởng của nam nhi thời phong kiến.Và như một tất yếu, công danh được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Trả xongnợ công danh có nghĩa là đã hoàn thành nhiệm vụ với đời, với dân, với nước. Chí làm traiở thời bấy giờ có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng hisinh chiến đấu cho sự nghiệp lớn lao - sự nghiệp cứu nước cứu dân để cùng trời đất “muônđời bất hủ”. Nhìn chung, có thể hiểu nam nhi thường nhấn mạnh đến phương diện con ngườianh hùng, chí nam nhi là chí khí anh h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: