Danh mục

Mẫu quệt hầu, họng và kỷ thuật cấy mẫu quệt hầu họng

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 37.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Mẫu quệt hầu, họng và kỷ thuật cấy mẫu quệt hầu họng nhằm giúp sinh viên nắm được chỉ định lấy mẫu, nắm được thời điểm, cách lấy, bảo quản và chuyên chở mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm, nắm được kỹ thuật khảo sát và nuôi cấy mẫu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẫu quệt hầu, họng và kỷ thuật cấy mẫu quệt hầu họng MẪU QUỆT HẦU, HỌNG VÀ KỶ THUẬT CẤY MẪU QUỆT HẦU HỌNG MỤC TIÊU: 1. Nắm được chỉ định lấy mẫu. 2. Nắm được thời điểm, cách lấy, bảo quản và chuyên chở mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm. 3. Nắm được kỹ thuật khảo sát và nuôi cấy mẫu. 4. Nắm được phương pháp miễn dịch học trong chẩn đoán liên cầu tan huyết β nhóm A1. CHỈ ĐỊNH.- Quệt hầu, họng được chỉ định trước các bệnh nhân nghi viêm nhiễm vùng hầu họng như khám thấy niêm mạc hầu họng sưng đỏ, phù nề, viêm amidan, có màng mủ hay màng giả, phù nề lưởi,…- Ngoài ra quệt hầu, họng còn có khi được chỉ định để phát hiện người lành mang vi khuẩn như S. aureus, N. meningitides, S. pyogenes( nhóm A ), C. diphtheria.2. THỜI ĐIỂM QUỆT HẦU, HỌNG. Phải lấy mẫu trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh hệ thống, và các chất sát trùng vùng hầu họng.3. CÁCH LẤY MẪU.- Cho bệnh nhân ngồi, đầu hơi ngửa ra sau. Yêu cầu bệnh nhân há miệng ra, dùng que đè lưỡi, đè lưỡi của bệnh nhân để thấy rõ vùng hầu, họng đồng thời yêu cầu bệnh nhân phát âm A…A…A… để thấy rõ vùng hầu, họng.- Lấy tăm bông vô trùng (tăm bông vô trùng lấy mẫu) đã tẩm nước muối sinh lý vô trùng . Tay trái người lấy bệnh phẩm giữ đè lưỡi, tay phải cầm tăm bông để ngoáy hầu, họng ở các vị trí vùng 2 amydal(hạch hạnh nhân), vùng thành sau hầu họng hay vùng bị viêm nhiễm. Tránh quệt vào lưỡi hay vòm khẩu cái hay niêm mạc má, miệng.- Cho tăm bông vào tube nắp chặt vô trùng rồi gởi ngay đến phòng xét nghiệm. Nếu chậm trể hơn 4 giờ thì cho tăm bông vào môi trường chuyên chở Stuart – Amies.-4. KHẢO SÁT TRỰC TIẾP. - Làm phết nhuộm Gram ( sau khi tiến hành nuôi cấy nếu bệnh phẩm chỉ là một que tăm bông) và tùy yêu cầu của các bác sĩ lâm sàng mà tiến hành các phết nhuộm khảo sát, ví dụ nhuộm xanh methylen kiềm để tìm vi khuẩn dạng bạch hầu,… 5. NUÔI CẤY. 5.1. Trường hợp tìm C. diphtheria(bạch hầu). - Cấy trên thạch Loeffler, ủ 35 – 37 o C trong 6 – 8 giờ rồi sau đó cấy lại trên thạch máu (BA) có them tellurit để chọn lọc. - Cũng có thể cấy trên BA-tellurit ngay trong ngày đầu. - Sau khi ủ 24- 48 giờ, nếu có vi khuẩn mọc thì nhuộm Gram, nếu phát hiện có vi khuẩn dạng bạch hầu thì tiếp tục định danh và làm thử nghiệm tìm độc tố để xác định vi khuẩn bạch hầu gây bệnh. 5.2.Trường hợp tìm Streptococci(liên cầu). - Cấy trên hộp thạch máu có Gentamicin(BAGe) và có thể thêm một hộp thạch BA hay BA có Acid nalidixic(BANg). Có thể đặt ở vùng có mầm cấy nhiều nhất một đĩa Bacitracin và một đĩa Co-trimoxazol. Ủ hộp thạch trong bình nến, trong tủ ủ 35- 37 o C., để qua đêm. - Nếu có nhiều khóm liên cầu tiêu huyết β mọc trên hộp thạch, có thể đoán biết lên cầu thuộc nhóm nào. + Nhóm A: nếu nhạy Bacitracin và kháng Co-trimoxazol. + Nhóm B, D: nếu kháng Bacitracin và kháng Co-trimoxazol + Nhóm C, G, F: nếu kháng Bacitracin và nhạy Co-trimoxazol - Nếu ít khóm liên cầu mọc, tiến hành cấy thuần khiết rồi định danh sau. - Trên hộp thạch máu có thể tìm được Staphylcocci, S. peumoniae. Nhưng các vi khuẩn này chỉ phân lập và phúc trình kết quả cho bác sĩ lâm sàng có yêu cầu, hay khi có yêu cầu tìm người lành mang trùng. - Nếu là liên cầu tan huyết nhóm A, có thể không cần thiết làm kháng sinh đồ vì vi khuẩn nhạy cảm 100% với Penicilin, nếu là các liên cầu nhóm khác thì có thể làm kháng sinh đồ. 5.3.Trường hợp tìm H. influenzae. Cấy thêm hộp thạch CAHI ( CA máu ngựa và có thêm Bacitracin ) như trong trường hợp mẫu đàm. 5.4. Nếu có yêu cầu tìm N. gonorrhoeae( viêm họng do lậu cầu ), hay tìm N. meningitides( phát hiện tình trạng mang trùng). Cấy thêm hộp thạch CATH (thạch nâu Thayer Martin ), ủ bình nến 35- 37 o C thời gian 24- 48 giờ. Định danh khóm nghi ngờ.5.5. Nếu không có một yêu cầu rõ ràng của bác sĩ lâm sàng. Chỉ thực hiện nuôi cấy tìm vi khuẩn đích là lieân cầu tan huyết β.6. PHƯƠNG PHÁP MIỄN DỊCH HỌC.- Mục đích tìm kháng nguyên đặc hiệu liên cầu tan huyết β nhóm A.- Có nhiều phương pháp như ELISA, sắc ký miễn dịch, tụ Latex. Phương pháp tụ Latex hay sắc ký miễn dịch là thích hợp để thực hiện ngay tại nơi khám bệnh nhất.- Các phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao.- Tất cả các phương pháp này đều dễ dàng thực hiện tại các phòng khám. ...

Tài liệu được xem nhiều: