Danh mục

Mấy suy nghĩ về giảng dạy văn chương trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.47 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập là nhiệm vụ bức thiết. Việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy... nói chung và với mỗi môn học nói riêng cần bắt đầu trước hết từ đổi mới tư duy, quan điểm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mấy suy nghĩ về giảng dạy văn chương trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MẤY SUY NGHĨ VỀ GIẢNG DẠY VĂN CHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP, TOÀN CẦU HOÁ Vũ Công Hảo Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Hà Thị Hồng Mai Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Tóm tắt: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập là nhiệm vụ bức thiết. Việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy... nói chung và với mỗi môn học nói riêng cần bắt đầu trước hết từ đổi mới tư duy, quan điểm. Bài viết này xin được bàn thêm về việc đổi mới giảng dạy văn chương trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Từ khoá: Đổi mới, giảng dạy, văn chương, bối cảnh hội nhập Nhận bài ngày 07.10.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.10.2017 Liên hệ tác giả: Vũ Công Hảo; Email: vchao@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ M.Gorky nói: “Văn học là nhân học”, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói: “Nghềdạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”, suy ra, dạy văn là dạy người, và đểcó thể dạy người, phải hơn người cả về nhân cách, trí tuệ lẫn sự thuyết phục, luôn cuốn, mêhoặc người khác (thứ mà ngày nay người ta gọi là khả năng hay phương pháp truyền thụ,cảm hoá). Như vậy, bao hàm trong các ý kiến ngắn gọn trên, bên cạnh sự xác định và tônvinh nghề nghiệp, là cả một sứ mạng lớn, yêu cầu và trách nhiệm lớn với đội ngũ nhà giáonói chung, đội ngũ giáo viên dạy văn nói riêng. Xã hội có nhiều nghề và nghề nào cũng đáng trân trọng nếu như mọi người đều hoànthành tốt chức trách nhiệm vụ; nhưng với nghề dạy học, chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảngdạy thì chưa đủ, mỗi thầy cô giáo còn phải là “một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”nữa. Chúng ta đang cần, đang kêu gọi, mong muốn các thầy cô giáo ngày nay như vậy,song có lẽ cần hiểu rằng các bậc “tổ sư” của nghề thầy giáo xưa nay đã là những người nhưvậy rồi. Platon, Aristote của Hi Lạp cổ đại, Khổng Tử, Lão Tử của Trung Quốc... có hàngTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018 27nghìn môn đệ; các cụ Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu... của ta trước đâycũng có rất nhiều học trò. Đó là các nhân cách lớn, trí tuệ lớn, nhà sư phạm mẫu mực... xétvề phương diện dạy người, giáo hoá con người. Đành rằng, ở cái thời Nho giáo thống trị,“văn  sử  triết bất phân”, định chế xã hội và giáo dục thiên về răn dạy, giáo huấn, khuônmẫu... nhưng minh định và đặc biệt quy củ. Thời đó gửi con cho các cụ đồ là yên tâm, bởicác cụ không chỉ dạy chữ, mà còn dạy cái cốt cách, cái “đạo” làm người, và chỉ những kẻhọc trò hay chữ, những bậc trí nhân quân tử mới hiểu được thế nào là “tri túc bất nhục, trichỉ bất đãi, vạn dĩ trường cửu”. Có thể nói, vị trí và sự sống còn của người thầy chính là ởtrong lòng học trò và chỉ ở đó, các giá trị cơ bản, cốt lõi, ban đầu mà người thầy truyền dạymới được khơi mở, tiếp nối, phát triển mạnh mẽ. Ưu và nhược của giáo dục, dạy dỗ theo lối cũ là vậy. Nhưng ngày nay, chúng ta đangsống trong kỉ nguyên của truyền thông đa phương tiện, của sự biến đổi các quan niệm, giátrị đạo đức, văn hoá, xã hội thời buổi kinh tế thị trường, của những yêu cầu đổi mới vềcách thức tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức..., vấn đề đặt ra là, khi đối mặt với sự bùng nổthông tin, đa dạng chủ kiến và nhiễu loạn phương pháp, cần phải tỉnh táo, lựa chọn dạy cáigì và dạy như thế nào. Tại sao hiện nay học trò lại không yêu môn Văn, không thích họcSử?... Giữa các tác động khách quan của xã hội, thời đại và các nguyên nhân chủ quan,xuất phát từ sự lúng túng, lẫn lộn, mơ hồ về quan điểm, phương pháp giảng dạy của cácthầy cô..., đâu là lí do chính yếu? Đâu là nguyên nhân khiến giờ dạy Văn trên lớp mất dầnsự hấp dẫn, hiệu quả dạy  học Văn chưa cao và cần có giải pháp gì, thay đổi thế nào trongtrong giảng dạy văn học giai đoạn đổi mới, hội nhập?!2. NỘI DUNG2.1. Bản chất của văn chương và thực trạng giảng dạy văn chương trong nhàtrường những năm qua Là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, văn học, cũng như các loạihình nghệ thuật khác như âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điện ảnh..., đều chung các chức năngcơ bản, trong đó quan trọng nhất là phản ánh hiện thực đời sống. Song nếu hội hoạ sử dụngmàu sắc và đường nét, kiến trúc sử dụng hình khối, âm nhạc sử dụng tiết tấu và giai điệu...,thì văn học sử dụng ngôn từ và hình tượng. Chính sự khác nhau về phương thức, phươngtiện biểu đạt, chuyển tải này đã quy định đặc thù cũng như mức độ, hiệu quả tác động củamỗi loại hình nghệ thuật. Hội hoạ, kiến trúc, điện ảnh, thậm chí cả âm nhạc... thường trướchết hướng tới và thông qua việc mô phỏng, sao chép, tái tạo hiện thực mà tác động tới xúccảm thẩm mĩ của khán thính giả. Ngắm một bức tranh đẹp, ta trầm trồ, thán phục ngườihoạ sĩ ở sự kết hợp tuyệt vời giữa các đường nét và màu sắc; chiêm ngưỡng một bức tượng28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIcủa nhà điêu khắc tài hoa, ta không chỉ hình dung được về một số phận, một cuộc đời ẩnchứa trong đó, mà còn có thể sờ mó, cảm nhận, tâm sự với nó; xem một bức ảnh hay mộtbộ phim, ta ngẫm nghĩ, tiếc nuối về một thời khắc, một giai đoạn hào hùng bi tráng, mộtnỗi buồn thương đang diễn ra hay đã trôi qua... Có thể nói, sự miêu tả, thể hiện chân thựccuộc sống luôn là tiêu chí tối cao của nghệ thuật xét theo quan điểm của các nhà hiện thựcchủ nghĩa. Nhưng cái hiện thực đời sống mà văn học phản ánh lại không thuần tuý, giản đơn nhưvậy. Nó không nhìn thấy, không ngắm nghía hay sờ mó được. Tính xác thực lịch sử củacác nhân vật, sự kiện được mi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: