Danh mục

Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam

Số trang: 322      Loại file: doc      Dung lượng: 1.30 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn học trung đại có thi pháp của nó. Thi pháp học truyền thống một phần là lý luận văn học của nền văn học ấy. Để hiểu văn học trung đại, chỉ riêng việc nghiên cứu thi pháp học lý thuyết truyền thống, trình bày các phạm trù, khái niệm, phương pháp của nó cũng đã là một việc rất cần thiết và chẳng dễ dàng chút nào. Thi pháp văn học trung đại là một lĩnh vực hết sức khó khăn. Khó khăn về lý thuyết, về tư liệu, về sự thâm nhập, phân tích. Để hiểu rõ hơn về nội dung, mời các bạn cùng xem và tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam MẤY VẤN ĐỀ THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM MẤY VẤN ĐỀ THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Tác giả: TRẦN ĐÌNH SỬ PHẦN MỞ ĐẦU THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI VÀ THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Văn học trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học nhân loại và dân tộc, đồng thời cũng là một trong ba phạm trù lớn của văn học, bên cạnh văn học cổ đại và văn học cận hiện đại. Chính vì vậy, vấn đề thi pháp văn học trung đại không chỉ có ý nghĩa để hiểu sâu thêm văn học trung đại, mà còn gián tiếp giúp làm sáng tỏ đặc điểm văn học cổ đại và hiện đại trong thế đối sánh. Văn học trung đại Việt Nam tính từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX lại là giai đoạn hình thành và phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam, là giai đoạn hình thành các truyền thống lớn về tư tường và nghệ thuật. Do vậy, việc nghiên cứu thi pháp văn học giai đoạn này có ý nghĩa giúp cho việc chiếm lĩnh sâu thêm các truyền thống văn học dân tộc, thúc đẩy việc học tập và kế thừa các truyền thống tốt đẹp ấy. Văn học trung đại chiếm một phần không nhỏ trong chương trình văn học ở phổ thông và đại học, và việc dạy học văn học trung đại sao cho có hiệu quả đang là một mục tiêu phấn đấu của giáo viên các cấp. Nghiên cứu thi pháp văn học giai đoạn này sẽ cung cấp thêm tài liệu tham khảo để giải quyết vấn đề rộng lớn này. Văn học trung đại có thi pháp của nó. Thi pháp học truyền thống một phần là lý luận văn học của nền văn học ấy. Để hiểu văn học trung đại, chỉ riêng việc nghiên cứu thi pháp học lý thuyết truyền thống, trình bày các phạm trù, khái niệm, phương pháp của nó cũng đã là một việc rất cần thiết và chẳng dễ dàng chút nào. Vì sao lại còn nghiên cứu thi pháp học truyền thống theo quan điểm thi pháp học hiện đại? Ở đây xin được làm sáng tỏ mấy khái niệm sau: 1. Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không phải là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài, mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật hình thành cùng với nghệ thuật. Nó là mĩ học nội tại của sáng tác nghệ thuật gắn liền với sự sáng tạo và một trình độ văn hoá nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nền văn học. 2. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp. Khoa học này bao gồm mấy bộ phận sau: a) Lý luận về thi pháp của một giai đoạn văn học lịch sử cụ thể. Ở đây sẽ bao gồm lý luận về thi pháp vốn có của giai đoạn văn học trung đại, được tác giả của chúng thừa nhận. b) Hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong bản thân sáng tác của giai đoạn văn học được xét. Hệ thống này do tồn tại tiềm tàng trong sáng tác nên cần được miêu tả ra, đồng thời nó cũng không trùng khít với thi pháp học lý thuyết của giai đoạn văn học ấy. c) Lý luận thi pháp của người nghiên cứu dùng để miêu tả một cách hệ thống thi pháp tiêm tàng trong thực tế văn học và lý giải mới đối với lý luận thi pháp đã có trong lịch sử. Ba bộ phận của thi pháp học này liên hệ với nhau trong một mối quan hệ hết sức khăng khít. Lý luận thi pháp lịch sử là siêu ngôn ngữ thành văn của thi pháp văn học một thời. Lý luận thi pháp học hiện đại là siêu ngôn ngữ của nghiên cứu văn học hiện đại dùng để miêu tả lý luận thi pháp lẫn thi pháp văn học của một giai đoạn. Chính vì như vậy, thi pháp học hiện đại có một ý nghĩa quan trọng, bao trùm. Thiếu một quan niệm thi pháp học hiện đại sáng tỏ không thể tiến hành phân tích, miêu tả hệ thống thi pháp văn học được. 3. Công trình này sở dĩ được gọi là Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam là bởi vì nó được gợi ý từ nhiều công trình nghiên cứu thi pháp văn học trung đại của các tác giả hiện đại nước ngoài, trước hết là các tác giả Nga. Thời nào cũng vậy, các công trình nghiên cứu có hiệu quả bao giờ cũng gợi ý cho người đi sau. Trước đây nhờ có Nghệ Văn Chí của Ban Cố mới có Nghệ Văn Chí của Lê Quý Đôn; có Lịch sử văn học Pháp của Lăngxông, mới có Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm. Dĩ nhiên học tập là sáng tạo bởi vì phải vận dụng vào đối tượng mới. Ở Nga (Liên Xô cũ) nhà nghiên cứu M. I. Stebơlin–Camenxki viết Thi pháp học lịch sử trên cơ sở tài liệu văn học cổ nước Anh theo phương hướng của sách Thi pháp học lịch sử của A.N. Vêxêlôpxki (1978), còn X. X. Avêrinxép viết Thi pháp văn học Bidantin trung dại thượng kỳ theo quan niệm và phương pháp của D. X. Likhatrốp. Ông nói: ông mô phỏng Likhatrốp để khám phá thi pháp một nền văn học khác. Nhà Việt Nam học N.I.Niculin cũng vận dụng quan điểm của Likhatrốp để nghiên cứu văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Đến lượt mình, chú ...

Tài liệu được xem nhiều: