Mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 946.66 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; ứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 40%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 129, Số 3A, 2020, Tr. 15–29; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v129i3A.5477 MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM Huỳnh Văn Chương1*, Trần Thị Phượng2, Nguyễn Thị Hồng Mai2, Nguyễn Hoàng Khánh Linh1, Lê Ngọc Phương Quý2, Phạm Gia Tùng2, Nguyễn Quang Tân1, Trịnh Ngân Hà2, Nguyễn Thị Diệu Loan1, Lê Văn Sang3 1 Khoa Quốc tế, Đại học Huế, 01 Điện Biên Phủ, Huế, Việt Nam 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 3 Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; ứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 40%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính. Từ khoá: biến đổi khí hậu, mô hình canh tác nông nghiệp, người Xơ Đăng, Quảng Nam 1 Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang gây nhiều tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là các hoạt động sản xuất nông nghiệp – ngành sản xuất phụ thuộc phần lớn vào yếu tố tự nhiên và khí hậu [1]. Là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và tài nguyên, Việt Nam được xác định là một trong những khu vực chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH [2, 3]. Trong ba thập kỷ qua, trên toàn quốc, lũ lụt và bão diễn ra rất thường xuyên với mức độ nghiêm trọng hơn và diễn biến khó dự đoán hơn [4]. Một báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (2015) công bố rằng nhiệt độ trung bình hàng năm của Việt Nam đang có xu hướng tăng dần và ước tính hạn hán cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn ở miền Trung vì lượng mưa trong mùa khô giảm dần [5, 6]. Những thay đổi như vậy dẫn đến sự biến đổi về đặc tính của đất và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng. Nhiều loại * Liên hệ: huynhvanchuong@hueuni.edu.vn Nhận bài: 10–10–2019; Hoàn thành phản biện: 12–10–2019; Ngày nhận đăng: 14–10–2019 Huỳnh Văn Chương và CS. Tập 129, Số 3A, 2020 cây trồng không thể thích ứng kịp với sự thay đổi của thời tiết. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với những khó khăn về nước tưới, hạn hán, sa mạc hóa, xói mòn đất và rửa trôi, đặc biệt là các khu vực miền núi [7]. Trước bối cảnh đó, thích ứng với BĐKH là điều tất yếu. Trong sản xuất nông nghiệp, cach tác theo hướng thích ứng với BĐKH là những điều chỉnh của nông dân trong việc chọn lựa cây trồng, thay đổi lịch thời vụ, áp dụng các biện pháp quản lý đất đai và nguồn nước để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất do khí hậu thay đổi [8]. Là tỉnh đông dân nhất vùng duyên hải Nam Trung Bộ với 1,49 triệu dân, Quảng Nam luôn xác định an ninh lương thực và sản xuất nông lâm nghiệp đóng vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, địa phương này thường xuyên hứng chịu các đợt thiên tai nghiêm trọng do bão và lũ lụt. Gần đây, nhiều sự kiện xảy ra như trượt lở đất, khô hạn, lũ quyét tăng lên một cách nhanh chóng và bất thường gây tác động lớn đến hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp [9]. Do đó, một nghiên cứu để tìm hiểu cách thức của người nông dân vùng cao áp dụng những thay đổi trong hệ thống canh tác nông nghiệp của họ trong thích ứng với BĐKH là cấp thiết và thực tiễn. Ở Việt Nam, đã có nhiều các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này, nhưng hầu hết được thực hiện ở các tỉnh phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long [10–13]. Có ít các đề tài như vậy được nghiên cứu ở miền Trung, và nếu có, các nghiên cứu đó đa số tập trung ở khu vực ven biển [1, 6, 7], rất hiếm các nghiên cứu được thực hiện ở khu vực miền núi, đặc biệt là với cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS). Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với đối tượng tham gia chính là đồng bào dân tộc Xơ Đăng tại vùng đồi núi huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. 2 Phương pháp 2.1 Chọn địa điểm Bài báo tập trung nghiên cứu ở xã Trà Đốc (Hình 1) vì ba lý do chính: thứ nhất, đây là một trong những xã có người dân tộc Xơ Đăng sinh sống đông nhất của tỉnh Quảng Nam; thứ hai, do đặc điểm địa hình của địa bàn nghiên cứu có địa hình khá phức tạp và hiểm trở. Đồng thời, do phong tục sinh sống và sản xuất còn mang tính truyền thống, người Xơ Đăng thường rất ít tiếp xúc với người Kinh và phân bố chủ yếu ở những vùng xa xôi có địa hình hiểm trở. Do đó, nghiên cứu đã chọn xã Trà Đốc do địa hình không quá phức tạp so với các khu vực khác để dễ tiếp cận người Xơ Đăng trong phỏng vấn và thu thập số liệu. Cuối cùng, đây là vùng dễ bị tổn thương khi môi trường khí hậu thay đổi với sinh kế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Qua thời gian, người dân bản địa đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong canh tác nông nghiệp thích nghi với những tha ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 129, Số 3A, 2020, Tr. 15–29; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v129i3A.5477 MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM Huỳnh Văn Chương1*, Trần Thị Phượng2, Nguyễn Thị Hồng Mai2, Nguyễn Hoàng Khánh Linh1, Lê Ngọc Phương Quý2, Phạm Gia Tùng2, Nguyễn Quang Tân1, Trịnh Ngân Hà2, Nguyễn Thị Diệu Loan1, Lê Văn Sang3 1 Khoa Quốc tế, Đại học Huế, 01 Điện Biên Phủ, Huế, Việt Nam 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 3 Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; ứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 40%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính. Từ khoá: biến đổi khí hậu, mô hình canh tác nông nghiệp, người Xơ Đăng, Quảng Nam 1 Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang gây nhiều tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là các hoạt động sản xuất nông nghiệp – ngành sản xuất phụ thuộc phần lớn vào yếu tố tự nhiên và khí hậu [1]. Là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và tài nguyên, Việt Nam được xác định là một trong những khu vực chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH [2, 3]. Trong ba thập kỷ qua, trên toàn quốc, lũ lụt và bão diễn ra rất thường xuyên với mức độ nghiêm trọng hơn và diễn biến khó dự đoán hơn [4]. Một báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (2015) công bố rằng nhiệt độ trung bình hàng năm của Việt Nam đang có xu hướng tăng dần và ước tính hạn hán cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn ở miền Trung vì lượng mưa trong mùa khô giảm dần [5, 6]. Những thay đổi như vậy dẫn đến sự biến đổi về đặc tính của đất và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng. Nhiều loại * Liên hệ: huynhvanchuong@hueuni.edu.vn Nhận bài: 10–10–2019; Hoàn thành phản biện: 12–10–2019; Ngày nhận đăng: 14–10–2019 Huỳnh Văn Chương và CS. Tập 129, Số 3A, 2020 cây trồng không thể thích ứng kịp với sự thay đổi của thời tiết. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với những khó khăn về nước tưới, hạn hán, sa mạc hóa, xói mòn đất và rửa trôi, đặc biệt là các khu vực miền núi [7]. Trước bối cảnh đó, thích ứng với BĐKH là điều tất yếu. Trong sản xuất nông nghiệp, cach tác theo hướng thích ứng với BĐKH là những điều chỉnh của nông dân trong việc chọn lựa cây trồng, thay đổi lịch thời vụ, áp dụng các biện pháp quản lý đất đai và nguồn nước để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất do khí hậu thay đổi [8]. Là tỉnh đông dân nhất vùng duyên hải Nam Trung Bộ với 1,49 triệu dân, Quảng Nam luôn xác định an ninh lương thực và sản xuất nông lâm nghiệp đóng vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, địa phương này thường xuyên hứng chịu các đợt thiên tai nghiêm trọng do bão và lũ lụt. Gần đây, nhiều sự kiện xảy ra như trượt lở đất, khô hạn, lũ quyét tăng lên một cách nhanh chóng và bất thường gây tác động lớn đến hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp [9]. Do đó, một nghiên cứu để tìm hiểu cách thức của người nông dân vùng cao áp dụng những thay đổi trong hệ thống canh tác nông nghiệp của họ trong thích ứng với BĐKH là cấp thiết và thực tiễn. Ở Việt Nam, đã có nhiều các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này, nhưng hầu hết được thực hiện ở các tỉnh phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long [10–13]. Có ít các đề tài như vậy được nghiên cứu ở miền Trung, và nếu có, các nghiên cứu đó đa số tập trung ở khu vực ven biển [1, 6, 7], rất hiếm các nghiên cứu được thực hiện ở khu vực miền núi, đặc biệt là với cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS). Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với đối tượng tham gia chính là đồng bào dân tộc Xơ Đăng tại vùng đồi núi huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. 2 Phương pháp 2.1 Chọn địa điểm Bài báo tập trung nghiên cứu ở xã Trà Đốc (Hình 1) vì ba lý do chính: thứ nhất, đây là một trong những xã có người dân tộc Xơ Đăng sinh sống đông nhất của tỉnh Quảng Nam; thứ hai, do đặc điểm địa hình của địa bàn nghiên cứu có địa hình khá phức tạp và hiểm trở. Đồng thời, do phong tục sinh sống và sản xuất còn mang tính truyền thống, người Xơ Đăng thường rất ít tiếp xúc với người Kinh và phân bố chủ yếu ở những vùng xa xôi có địa hình hiểm trở. Do đó, nghiên cứu đã chọn xã Trà Đốc do địa hình không quá phức tạp so với các khu vực khác để dễ tiếp cận người Xơ Đăng trong phỏng vấn và thu thập số liệu. Cuối cùng, đây là vùng dễ bị tổn thương khi môi trường khí hậu thay đổi với sinh kế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Qua thời gian, người dân bản địa đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong canh tác nông nghiệp thích nghi với những tha ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình canh tác nông nghiệp Canh tác nông nghiệp Thích ứng với biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu Đồng bào dân tộc thiểu số Xơ ĐăngGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 286 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 206 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 191 0 0 -
161 trang 179 0 0
-
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 176 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 169 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 160 0 0 -
15 trang 141 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 132 0 0