Mô hình cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 472.98 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là năng lực hợp tác giải quyết vấn đề (HTGQVĐ) là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Năng lực HTGQVĐ có đặc điểm (a) sự tồn tại của một nhóm người học gồm ít nhất hai người trở lên, (b) có một vấn đề cần giải quyết và một mục tiêu chung, và (c) để giải quyết vấn đề nhóm người học không chỉ cần có năng lực nhận thức mà còn cần đến cả năng lực xã hội, năng lực giao tiếp...Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đềMÔ HÌNH CẤU TRÚC NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ThS. NCS. Trần Thị Quỳnh Trang PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa1 Tóm tắt: Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề (HTGQVĐ) là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Năng lực HTGQVĐ có đặc điểm (a) sự tồn tại của một nhóm người học gồm ít nhất hai người trở lên, (b) có một vấn đề cần giải quyết và một mục tiêu chung, và (c) để giải quyết vấn đề nhóm người học không chỉ cần có năng lực nhận thức mà còn cần đến cả năng lực xã hội, năng lực giao tiếp... Cấu trúc năng lực HTGQVĐ gồm 4 thành tố (1) Cùng nhau xác định và thống nhất được vấn đề cần giải quyết; (2) Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để cùng xác định không gian vấn đề và các giải pháp cần có (3) Cùng nhau lập kế hoạch và tiến hành thực hiện giải quyết vấn đề và (4) Đánh giá hiệu quả của giải pháp và quá trình hợp tác. Các thành tố này liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích cấu trúc tâm lý của năng lực HTGQVĐ. Từ khóa: Năng lực, Hợp tác giải quyết vấn đề, Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề.1. Đặt vấn đề Cuộc sống luôn luôn có nhiều vấn đề khác nhau và tất cả chúng ta đều phảiđối mặt với việc giải quyết chúng. Có những vấn đề cá nhân mỗi người đều phải tựgiải quyết nhưng cũng có rất nhiều vấn đề cần hợp tác với nhau để giải quyết. Songviệc hợp tác để giải quyết vấn đề không phải dễ dàng bởi (1) thái độ sẵn sàng đểgiải quyết một vấn đề cụ thể được tất cả mọi người quan tâm; (2) Suy nghĩ và cảmxúc của mỗi người khi tham gia được bày tỏ; (3) thống nhất ý kiến từ các quan điểmkhác nhau từ mọi người; (4) tạo được sự đồng thuận và ủng hộ trong việc lựa chọngiải pháp khả thi thực hiện (Henry Tam, 2012). Vì vậy, nếu ngay từ nhỏ HS được đãchú ý hình thành, rèn luyện và phát triển những biểu hiện của năng lực hợp tác giảiquyết vấn đề, dần dần HS sẽ có được những phẩm chất giá trị hợp tác và năng lựchợp tác giải quyết vấn đề. Hợp tác giải quyết vấn đề, là khi hai người cùng làm việcvới nhau để giải quyết một vấn đề bên ngoài nào đó (Ashley & Tomasello, 1998),có thể tăng cường hiểu biết của HS trong một lĩnh vực, vì vậy góp phần vào quá1 Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế368 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngànhtrình học hỏi và phát triển trí tuệ của HS. Rất nhiều lớp học khuyến khích các tươngtác mang tính tập thể để kích thích học hỏi và tư duy, bởi trong quá trình đó, HStự hướng dẫn và giúp đỡ nhau để cùng giải quyết vấn đề và hoàn thành công việc(Slavin, 1987). Nghiên cứu tiến hành trong môi trường mô phỏng lớp học truyềnthống chỉ ra rằng, hoạt động tập thể tăng cường hiểu biết của HS trong độ tuổi tớitrường về các vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề (Doise & Mugny, 1979; Phelps &Damon, 1989, Teasley, 1995). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ môhình cấu trúc của năng lực hợp tác giải quyết vấn đề và cơ chế của nó trong quátrình hình thành và phát triển năng lực này cho người học. Từ đó, giúp GV, nhà giáodục hiểu rõ hơn về mô hình lý thuyết và con đường, cách thức hình thành năng lựcHTGQVĐ ở HS.2. Các khái niệm liên quan2.1. Năng lực và cấu trúc năng lực Năng lực được nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới góc độTâm lý học, nhìn một cách khái quát, có một số quan điểm về năng lực: (1) năng lựclà điều kiện tâm lý của cá nhân để hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó (N.X.Laytex, A.A. Xmiecnov, X.L. Rubinstein, A.V. Petropski...); (2) Năng lực là nhữngthuộc tính của cá nhân gồm cả những thuộc tính tâm lý và cá những thuộc tính giảiphẫu sinh lý (A.G Covaliov, K.K Platonov...); (3) Năng lực là sự kết hợp hợp lý kiếnthức, kỹ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biếtphê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề (F.E. Weinert, 2001) hay OECD(Tổ chức các nước kinh tế phát triển, 2002) cho rằng năng lực là khả năng cá nhânđáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong bối cảnh cụthể. Tương tự, năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹnăng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong cáctình huống đa dạng của cuộc sống (Quesbec Ministere de lEducation, 2004). Ở ViệtNam, các nhà Tâm lý học đã dựa trên cách tiếp cận tổng hợp cho rằng, năng lực làđặc điểm cá nhân đáp ứng được đòi hỏi nhất định nào đó và điều kiện để thực hiệncó hiệu quả hoạt động đó (Phạm Minh Hạc, 1995). Năng lực là sự phù hợp giữa tổhợp nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đềMÔ HÌNH CẤU TRÚC NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ThS. NCS. Trần Thị Quỳnh Trang PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa1 Tóm tắt: Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề (HTGQVĐ) là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Năng lực HTGQVĐ có đặc điểm (a) sự tồn tại của một nhóm người học gồm ít nhất hai người trở lên, (b) có một vấn đề cần giải quyết và một mục tiêu chung, và (c) để giải quyết vấn đề nhóm người học không chỉ cần có năng lực nhận thức mà còn cần đến cả năng lực xã hội, năng lực giao tiếp... Cấu trúc năng lực HTGQVĐ gồm 4 thành tố (1) Cùng nhau xác định và thống nhất được vấn đề cần giải quyết; (2) Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để cùng xác định không gian vấn đề và các giải pháp cần có (3) Cùng nhau lập kế hoạch và tiến hành thực hiện giải quyết vấn đề và (4) Đánh giá hiệu quả của giải pháp và quá trình hợp tác. Các thành tố này liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích cấu trúc tâm lý của năng lực HTGQVĐ. Từ khóa: Năng lực, Hợp tác giải quyết vấn đề, Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề.1. Đặt vấn đề Cuộc sống luôn luôn có nhiều vấn đề khác nhau và tất cả chúng ta đều phảiđối mặt với việc giải quyết chúng. Có những vấn đề cá nhân mỗi người đều phải tựgiải quyết nhưng cũng có rất nhiều vấn đề cần hợp tác với nhau để giải quyết. Songviệc hợp tác để giải quyết vấn đề không phải dễ dàng bởi (1) thái độ sẵn sàng đểgiải quyết một vấn đề cụ thể được tất cả mọi người quan tâm; (2) Suy nghĩ và cảmxúc của mỗi người khi tham gia được bày tỏ; (3) thống nhất ý kiến từ các quan điểmkhác nhau từ mọi người; (4) tạo được sự đồng thuận và ủng hộ trong việc lựa chọngiải pháp khả thi thực hiện (Henry Tam, 2012). Vì vậy, nếu ngay từ nhỏ HS được đãchú ý hình thành, rèn luyện và phát triển những biểu hiện của năng lực hợp tác giảiquyết vấn đề, dần dần HS sẽ có được những phẩm chất giá trị hợp tác và năng lựchợp tác giải quyết vấn đề. Hợp tác giải quyết vấn đề, là khi hai người cùng làm việcvới nhau để giải quyết một vấn đề bên ngoài nào đó (Ashley & Tomasello, 1998),có thể tăng cường hiểu biết của HS trong một lĩnh vực, vì vậy góp phần vào quá1 Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế368 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngànhtrình học hỏi và phát triển trí tuệ của HS. Rất nhiều lớp học khuyến khích các tươngtác mang tính tập thể để kích thích học hỏi và tư duy, bởi trong quá trình đó, HStự hướng dẫn và giúp đỡ nhau để cùng giải quyết vấn đề và hoàn thành công việc(Slavin, 1987). Nghiên cứu tiến hành trong môi trường mô phỏng lớp học truyềnthống chỉ ra rằng, hoạt động tập thể tăng cường hiểu biết của HS trong độ tuổi tớitrường về các vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề (Doise & Mugny, 1979; Phelps &Damon, 1989, Teasley, 1995). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ môhình cấu trúc của năng lực hợp tác giải quyết vấn đề và cơ chế của nó trong quátrình hình thành và phát triển năng lực này cho người học. Từ đó, giúp GV, nhà giáodục hiểu rõ hơn về mô hình lý thuyết và con đường, cách thức hình thành năng lựcHTGQVĐ ở HS.2. Các khái niệm liên quan2.1. Năng lực và cấu trúc năng lực Năng lực được nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới góc độTâm lý học, nhìn một cách khái quát, có một số quan điểm về năng lực: (1) năng lựclà điều kiện tâm lý của cá nhân để hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó (N.X.Laytex, A.A. Xmiecnov, X.L. Rubinstein, A.V. Petropski...); (2) Năng lực là nhữngthuộc tính của cá nhân gồm cả những thuộc tính tâm lý và cá những thuộc tính giảiphẫu sinh lý (A.G Covaliov, K.K Platonov...); (3) Năng lực là sự kết hợp hợp lý kiếnthức, kỹ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biếtphê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề (F.E. Weinert, 2001) hay OECD(Tổ chức các nước kinh tế phát triển, 2002) cho rằng năng lực là khả năng cá nhânđáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong bối cảnh cụthể. Tương tự, năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹnăng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong cáctình huống đa dạng của cuộc sống (Quesbec Ministere de lEducation, 2004). Ở ViệtNam, các nhà Tâm lý học đã dựa trên cách tiếp cận tổng hợp cho rằng, năng lực làđặc điểm cá nhân đáp ứng được đòi hỏi nhất định nào đó và điều kiện để thực hiệncó hiệu quả hoạt động đó (Phạm Minh Hạc, 1995). Năng lực là sự phù hợp giữa tổhợp nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đổi mới giáo dục và đào tạo Hợp tác giải quyết vấn đề Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề Phát triển giáo dục Năng lực giao tiếpTài liệu liên quan:
-
18 trang 130 0 0
-
Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò cố vấn học tập của giảng viên khoa Tài chính kế toán
6 trang 112 0 0 -
Sử dụng văn bản đa phương thức trong dạy học đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông
3 trang 79 0 0 -
Tìm hiểu quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978-2003: Phần 1
180 trang 46 0 0 -
15 trang 44 0 0
-
Dạy học tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp
3 trang 42 0 0 -
6 trang 38 0 0
-
9 trang 37 0 0
-
8 trang 36 0 0
-
15 trang 35 0 0