Danh mục

Mô hình đào tạo giáo viên ở Đức và chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật phổ thông ở trường đại học Potsdam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.77 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đào tạo giáo viên ở Đức theo định hướng năng lực và chuẩn năng lực nghề nghiệp. Chương trình đào tạo giáo viên theo mô hình nối tiếp hai bậc cử nhân và thạc sĩ. Tuy nhiên ngay từ bậc cử nhân, chương trình đào tạo đã có nội dung khoa học giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình đào tạo giáo viên ở Đức và chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật phổ thông ở trường đại học PotsdamJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0249Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 3-12This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở ĐỨC VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KĨ THUẬT PHỔ THÔNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC POTSDAM Nguyễn Văn Cường Trường Đại học Potsdam, Cộng hòa Liên bang Đức Tóm tắt. Đào tạo giáo viên ở Đức theo định hướng năng lực và chuẩn năng lực nghề nghiệp. Chương trình đào tạo giáo viên theo mô hình nối tiếp hai bậc cử nhân và thạc sĩ. Tuy nhiên ngay từ bậc cử nhân, chương trình đào tạo đã có nội dung khoa học giáo dục. Mô hình đào tạo giáo viên Potsdam đặc biệt chú trọng định hướng nghề dạy học, tăng cường mối quan hệ lí thuyết - thực tiễn và trang bị năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên ở tất cả các cấp. Mô hình đào tạo giáo viên kĩ thuật ở Trường Đại học Potsdam là mô hình tích hợp Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật. Chương trình đào tạo mô đun hóa và sử dụng hệ thống tín chỉ châu Âu. Từ khóa: Chương trình đào tạo, đào tạo giáo viên, giáo viên kĩ thuật, mô hình đào tạo.1. Mở đầu Trong phạm vi quốc tế có nhiều mô hình đào tạo giáo viên khác nhau. Khảo sát các các môhình đào tạo giáo viên trong bối cảnh quốc tế nhằm rút ra những kinh nghiệm cho việc đổi mớimô hình đào tạo giáo viên trong nước. Việc khảo sát các chương trình đào tạo giáo viên cho cácchuyên ngành cụ thể cần được đặt trong bối cảnh các điều kiện khung của đào tạo giáo viên. Bàiviết này giới thiệu những nét cơ bản về chuẩn đào tạo giáo viên, phân tích những đặc điểm chungcủa mô hình đào tạo giáo viên ở Đức và những đặc thù của mô hình đào tạo giáo viên của TrườngĐại học Potsdam. Trên cơ sở đó giới thiệu cấu trúc và những đặc điểm cơ bản của mô hình đào tạogiáo viên kĩ thuật ở Trường Đại học Postdam.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Chuẩn đào tạo giáo viên- Các khoa học giáo dục Ngày 16.12.2004 Hội nghị các bộ trưởng giáo dục (KMK) đã kí quyết định “Chuẩn đào tạogiáo viên - Các khoa học giáo dục”. Đây là cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo, bao gồmcả phần đào tạo thực tiễn và đào tạo giáo viên tập sự ở các bang. Chuẩn đào tạo giáo viên cũng cóthể sử dụng làm cơ sở cho bồi dưỡng giáo viên.Ngày nhận bài: 5/8/2015. Ngày nhận đăng: 25/10/2015.Liên hệ: Nguyễn Văn Cường, e-mail: vancuong@uni-potsdam.de. 3 Nguyễn Văn Cường “Chuẩn đào tạo giáo viên - Các khoa học giáo dục” quy định những trọng tâm nội dung vàphương pháp dạy học các môn khoa học giáo dục trong đào tạo giáo viên, mô tả các chuẩn nănglực nghề nghiệp cho việc đào tạo giáo viên. “Chuẩn đào tạo giáo viên - các khoa học giáo dục”được xây dựng dựa trên mô hình năng lực nghề nghiệp giáo viên, trong đó bao gồm bốn lĩnh vựcnăng lực sau đây (KMK, 2014): Lĩnh vực năng lực dạy học. Lĩnh vực năng lực giáo dục. Lĩnh vực năng lực đánh giá. Lĩnh vực năng lực đổi mới và phát triển. Mỗi lĩnh vực năng lực bao gồm một số năng lực. Những năng lực này được cụ thể hóa trongcác chuẩn, trong đó bao gồm chuẩn cho giai đoạn đào tạo lí thuyết và chuẩn cho giai đoạn đào tạothực tiễn. Sau đây là những năng lực tương ứng với các lĩnh vực năng lực nêu trên. Lĩnh vực năng lực dạy học: Giáo viên là các chuyên gia về dạy và học. - Năng lực 1: Giáo viên lập kế hoạch dạy học phù hợp với chuyên môn và công việc, tiếnhành nó một cách khách quan và cụ thể về chuyên môn. - Năng lực 2: Giáo viên hỗ trợ việc học của học sinh qua việc tổ chức các tình huống họctập. Họ động viên học sinh và tạo cho chúng có năng lực thiết lập các mối liên hệ và vận dụng kiếnthức đã học. - Năng lực 3: Giáo viên khuyến khích các khả năng học và làm việc tự lực của học sinh. Lĩnh vực năng lực giáo dục: Giáo viên thực thi nhiệm vụ giáo dục của mình. - Năng lực 4: Giáo viên biết các điều kiện sống về xã hội và văn hóa của học sinh và tácđộng đến phát triển cá nhân của họ trong khuôn khổ nhà trường. - Năng lực 5: Giáo viên truyền đạt các giá trị và chuẩn mực, hỗ trợ việc đánh giá và hànhđộng tự quyết của học sinh. - Năng lực 6: Giáo viên tìm ra các giải pháp tiếp cận cho những khó khăn và xung đột trongnhà trường và giờ học. Lĩnh vực năng lực đánh giá: Giáo viên thực thi nhiệm vụ đánh giá của mình một cách côngbằng và có ý thức trách nhiệm. - Năng lực 7: Giáo viên chẩn đoán các tiền đề và quá trình học tập của các học sinh; khuyếnkhích học sinh có mục đích, tư vấn cho học sinh và cha mẹ học sinh. - Năng lực 8: Giáo viên xác định các thàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: