Danh mục

Mô hình đào tạo xen kẽ trong các trường sư phạm: Vì sao và như thế nào

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.00 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các yếu tố góp phần vào hiệu quả đào tạo, bao gồm cả đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục, dường như vẫn chứa một sự bí ẩn, như một "hộp đen" và người ta cố gắng phân tích sự vận hành của nó để đề xuất các mô hình thử nghiệm trong đào tạo hướng đến hiệu quả đào tạo. Bài viết đề cập đến mô hình đào tạo xen kẽ trong việc phát triển các năng lực nghề nghiệp cho sinh viên các trường sư phạm. Mô hình này cũng có thể sử dụng trong đào tạo liên tục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình đào tạo xen kẽ trong các trường sư phạm: Vì sao và như thế nàoJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 50-59This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0129MÔ HÌNH ĐÀO TẠO XEN KẼ TRONG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM:VÌ SAO VÀ NHƯ THẾ NÀO?Đỗ Hương TràKhoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Các yếu tố góp phần vào hiệu quả đào tạo, bao gồm cả đào tạo ban đầu và đào tạoliên tục, dường như vẫn chứa một sự bí ẩn, như một hộp đen và người ta cố gắng phântích sự vận hành của nó để đề xuất các mô hình thử nghiệm trong đào tạo hướng đến hiệuquả đào tạo. Bài báo đề cập đến mô hình đào tạo xen kẽ trong việc phát triển các năng lựcnghề nghiệp cho sinh viên các trường sư phạm. Mô hình này cũng có thể sử dụng trong đàotạo liên tục.Từ khóa: Mô hình đào tạo xen kẽ; sinh viên, chuyển vị didactic.1.Mở đầuVấn đề đào tạo giáo viên luôn là câu hỏi đặt ra trong xã hội cũng như với các nhà đào tạo.Đào tạo giáo viên luôn phải giải quyết sự không cân đối, thậm chí là đối lập về tỉ trọng giữa, mộtbên là các kiến thức học thuật mà các giáo viên cần làm chủ với một bên là sự cần thiết của cáckiến thức sư phạm, kiến thức giáo dục bao gồm tổng thể các vấn đề về kĩ năng nghề, về đạo đức,...cũng như mối quan hệ giữa kiến thức học thuật của khoa học cơ bản thuần túy với kiến thức vềkhoa học giáo dục học trong đào tạo [1].Ở Pháp, vào năm 1895, Viện sĩ Brunetiere, người phụ trách Tạp chí La Revue des DeuxMondes, đã viết đại ý: giáo viên trẻ của chúng ta không cần phải được dạy kiến thức sư phạm bởivì chính họ sẽ phát hiện ra nó khi ý thức về phẩm giá của nghề này. Hơn một thế kỉ sau đó, nhiềungười vẫn còn coi lời phát biểu này như sự chỉ dẫn trong đào tạo giáo viên.Thế nhưng, xã hội đã thay đổi rất nhiều, kể ngay từ năm 1895:Con người đang chứng kiến một sự gia tốc theo cấp số nhân về các tri thức được sinh ra:ngoài những kiến thức kế thừa từ lịch sử con người cần thiết phải làm chủ thì còn nổi lên nhữngkiến thức mới, lĩnh vực khoa học mới.Con người cũng đang chứng kiến một sự phát triển cực kì ấn tượng (mặc dù bất bình đẳng)những trao đổi giữa những con người, giữa các khu vực, các quốc gia, các châu lục: sự cởi mở vớitính khác biệt đã trở thành một đòi hỏi, cả trong lĩnh vực thái độ cũng như trong cách thức thựchiện.Từ đó, nhà trường phải đối mặt với một loạt những vấn đề mới như: Một sự gia tăng đángkể về nhu cầu giáo dục, sự xâm nhập giữa các ngành khoa học tạo nên các chuyên ngành, sự côngNgày nhận bài: 15/8/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016Liên hệ: Đỗ Hương Trà, e-mail: dhtra@hotmail.com50Mô hình đào tạo xen kẽ trong các trường sư phạm: vì sao và như thế nào?bằng và dân chủ trong giáo dục, . . . . Những vấn đề này dẫn đến những yêu cầu không chỉ là sựtăng trưởng về số lượng mà còn là chất lượng của trường học, dẫn đến những đòi hỏi cao hơn ởgiáo viên mà hoàn toàn không chỉ dừng lại ở các yêu cầu về kiến thức học thuật mà họ cần làmchủ. Các năng lực của giáo viên thế kỉ 21 có thể chia thành 4 nhóm năng lực như sau [3]:Nhóm năng lực khoa học bao gồm khoa học chuyên ngành và khoa học tổng hợpTrước hết, giáo viên cần được coi là nhà bác học. Vì giáo viên cần phải biết nhiều hơn sovới học sinh của mình, nên họ phải làm chủ các kiến thức trong phạm vi môn học của mình đảmnhận và kiến thức tối thiểu để hiểu các ngành khoa học khác có liên quan. Tiếp đó, họ phải chứngminh khả năng chuyển đổi các kiến thức học thuật ở bậc đại học thành kiến thức cần dạy và đượcdạy ở trường phổ thông liên quan đến việc làm chủ didactic của (các) môn học.Bên cạnh những kiến thức gắn với môn học, liên môn học, giáo viên cũng cần làm chủ cáckiến thức từ các ngành khoa học xã hội và nhân văn để có thể đối mặt với các tình huống đa dạngtrong dạy học và giáo dục.Nhóm năng lực dạy họcThuộc nhóm năng lực này, chúng tôi quan tâm tới:- Năng lực nghiệp vụ, chuyên môn: giáo viên phải tuân theo một chuỗi các thao tác kĩ thuậttrong nghề dạy học, theo các quy trình được đề xuất để đạt được chuẩn nghề nghiệp của mình.- Năng lực suy xét, phản hồi: Khi xây dựng kế hoạch dạy học, giáo viên phải lường trướccác tình huống có thể xảy ra. Sau khi thực hiện dạy học, giáo viên phải biết đánh giá, nhận xét kếtquả, hiệu quả của quá trình dạy học. Năng lực này rất quan trọng, vì đối tượng của giáo dục là conngười, luôn chứa đựng sự thay đổi theo thời gian, theo tình huống, theo hoàn cảnh và theo cảmxúc, nên giáo viên cần phải được trang bị tốt các năng lực suy xét, phản hồi để tự điều chỉnh trongquá trình dạy học.- Năng lực sáng tạo: giáo viên cũng như những nghệ nhân trong môi trường giáo dục, cầnphải có những phương pháp, cách thức riêng cho từng loại đối tượng học sinh, thoát ra khỏi khuônmẫu nghề nghiệp cho các trường hợp đặc biệt.Nhóm năng lực xã hộiĐây là những năng lực quan trọng vì giáo viên luôn được đặt trong môi trường xã hội theonghĩa rộng, họ phải thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với p ...

Tài liệu được xem nhiều: