Danh mục

Mô hình quản lí phát triển xã hội tổng quát của Việt Nam từ nay đến 2030, tầm nhìn 2045

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.53 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô hình phát triển xã hội và mô hình quản lí tổng quát sự phát triển xã hội có mối quan hệ chặt chẽ. Mô hình phát triển xã hội là cơ sở cho việc xây dựng mô hình quản lí tổng quát sự phát triển xã hội, là hình ảnh tương lai của xã hội, bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, các yếu tố cấu thành và các trụ cột cơ bản,... Chủ thể quản lí (quản trị) căn cứ vào mô hình phát triển xã hội đó để xây dựng, thiết kế mô hình quản lí sự phát triển xã hội nhằm mục tiêu biến mô hình mang tính chất lí luận thành mô hình hiện thực trong cuộc sống. Vì vậy, để nghiên cứu mô hình quản lí tổng quát sự phát triển xã hội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045 thì cần làm rõ mô hình tổng quát phát triển của Việt Nam từ nay đến 2030, tầm nhìn 2045 là gì?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình quản lí phát triển xã hội tổng quát của Việt Nam từ nay đến 2030, tầm nhìn 2045 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(8), 1-5 ISSN: 2354-0753 MÔ HÌNH QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TỔNG QUÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN 2030, TẦM NHÌN 2045 Hội Triết học Việt Nam Phạm Văn Đức Email: ducphilosophy@yahoo.com Article history ABSTRACT Received: 08/3/2024 The social development model and the general model of managing social Accepted: 25/3/2024 development are issues of concern to leaders, managers and researchers Published: 20/4/2024 around the world, because of their role and impact to all areas of social life. In Vietnam, during the reform period, the Communist Party and State pay Keywords special attention to building and implementing synchronous social Social development model, development institutions and policies, and managing sustainable social general management model, development, to ensure social progress and justice, building a prosperous and Vietnam, vision happy country. This article explores Vietnams general social development management model from present to 2030, with a vision to 2045. The research results show that Vietnams general social development management model needs to be in line with the countrys development model, including specific goals and characteristics to adapt to the new international context and economic, political, cultural and social situation.1. Mở đầu Mô hình phát triển xã hội và mô hình quản lí tổng quát sự phát triển xã hội có mối quan hệ chặt chẽ. Mô hìnhphát triển xã hội là cơ sở cho việc xây dựng mô hình quản lí tổng quát sự phát triển xã hội, là hình ảnh tương lai củaxã hội, bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, các yếu tố cấu thành và các trụ cột cơ bản,... Chủ thể quản lí(quản trị) căn cứ vào mô hình phát triển xã hội đó để xây dựng, thiết kế mô hình quản lí sự phát triển xã hội nhằmmục tiêu biến mô hình mang tính chất lí luận thành mô hình hiện thực trong cuộc sống. Vì vậy, để nghiên cứu môhình quản lí tổng quát sự phát triển xã hội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045 thì cần làm rõ mô hình tổng quát pháttriển của Việt Nam từ nay đến 2030, tầm nhìn 2045 là gì?2. Kết quả nghiên cứu Mô hình phát triển xã hội là khái niệm để chỉ hình ảnh về một xã hội, với những đặc trưng và cấu trúc tương ứngcùng những quan hệ chủ yếu giữa các yếu tố của cấu trúc đó. Xét trên bình diện phổ quát nhất, mô hình phát triển xãhội bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau: Thứ nhất, nhìn từ góc độ bản chất, mô hình phát triển xã hội là sự thống nhấtgiữa mục tiêu phát triển và các phương tiện để hiện thực hóa mục tiêu; Thứ hai, nhìn từ góc độ nội dung, mô hìnhphát triển xã hội là chỉnh thể hữu cơ của các mô hình phát triển trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, nhưmô hình phát triển kinh tế, mô hình phát triển chính trị, mô hình phát triển xã hội và mô hình phát triển văn hóa,...Thứ ba, nhìn từ góc độ hình thức, mô hình phát triển xã hội hết sức đa dạng, có những biểu hiện đặc thù do điều kiệnchính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của từng quốc gia, dân tộc quy định. Để xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Việt Nam, Việt Nam luôn khẳng định là phải vận dụng mộtcách sáng tạo những nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp với điều kiện lịch sử của Việt Nam. Trongcác văn kiện gần đây của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định lí luận về chủ nghĩa xã hội và con đườngđi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn. Đặc biệt, cuốn sách “Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hộicủa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết lại nhiều vấn đề lí luận quan trọng trong việc vậndụng những nguyên lí của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện lịch sử Việt Nam trongquá trình đổi mới; trong đó có một số điểm mới về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựnglà một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triểncao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộctrong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền 1 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(8), 1-5 ISSN: 2354-0753xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị vàhợp tác với các nước trên thế giới” (Nguyễn Phú Trọng, 2022, tr 24). Đây là quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam đã được tổng kết lại qua nhiều kì Đại hội mà Tổng Bí thư nhắc lại. Quan điểm đó giúp chúng ta hình dung vềmột xã hội tương lai của Việt Nam và cũng có thể nói rằng đây là mô hình xã hội chủ nghĩa tổng quát của Việt Nam.Nó được trình bày dưới dạng hệ thống các mục tiêu, bao gồm mục tiêu tổng quát, mục tiêu kinh tế, mục tiêu văn hóa,xã hội, con người, mục tiêu chính trị và mục tiêu đối ngoại. Nếu xem xét dưới dạng hệ thống các mục tiêu, chúng tacó thể nhận thấy mục tiêu tổng quát của mô hình chủ nghĩa xã hội là dân giàu, n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: