Mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới - Lê Ngọc Văn
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 306.77 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới" trình bày về mô hình tìm hiểu hôn nhân, quyền quyết định hôn nhân, một số kết luận về mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới - Lê Ngọc Văn 24 Xã hội học, số 3 - 2007 MÔ HÌNH TÌM HIỂU VÀ QUYẾT ĐỊNH HÔN NHÂN Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI Lê Ngọc Văn 1. Đặt vấn đề Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, hôn nhân không được xem là việc riêng của cá nhân mà có liên quan đến tất cả các thành viên của gia đình, họ hàng. Việc lựa chọn và quyết định hôn nhân là công việc của gia đình mở rộng. Bố mẹ thường xếp đặt hôn nhân cho con cái ngay từ khi còn nhỏ nhằm liên kết sức mạnh hai gia đình. Hôn nhân được lựa chọn dựa trên các tiêu chí tương đồng giữa hai gia đình về địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, tuổi tác, học vấn, nơi cư trú, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giai cấp xã hội, v.v... Hôn nhân giữa những người có cùng đặc điểm xã hội và văn hóa cho phép sự chuyển tiếp ổn định và an toàn địa vị xã hội, nghề nghiệp, tài sản từ bố mẹ sang con cái và các thế hệ tương lai. Xã hội Việt Nam nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, ở những phạm vi và thời gian khác nhau, đã cung cấp các số liệu điều tra xã hội học, mô tả về sự biến đổi của mô hình lựa chọn hôn nhân (Nguyễn Hữu Minh, 2000; Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ, 2002; Vũ Tuấn Huy, 2004, Lê Ngọc Văn, 2006…). Các kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng chuyển từ khuôn mẫu hôn nhân sắp xếp sang hôn nhân tự nguyện. Các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện ở khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền Bắc Việt Nam; Các tác giả chưa đi sâu phân tích quá trình chuyển đổi, các nhân tố tác động cũng như ý nghĩa của sự biến đổi này. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là sự chuyển đổi khuôn mẫu hay mô hình hôn nhân này diễn ra như thế nào, trên những phương diện nào? Những nhân tố tác động đến sự chuyển đổi khuôn mẫu hôn nhân là gì? Sự chuyển đổi này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội? Từ số liệu của Dự án hợp tác với SIDA: Nghiên cứu gia đình nông thôn Việt Nam (2004-2006), bài viết tập trung mô tả và phân tích sự biến đổi cuả khuôn mẫu hôn nhân trong các gia đình nông thôn Việt Nam dưới tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở hai nội dung chủ yếu là: mô hình tìm hiểu và quyền quyết định hôn nhân. 2. Mô hình tìm hiểu hôn nhân 2.1. Không gian địa lý của sự lựa chọn hôn nhân Không gian địa lý của những người kết hôn rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào môi trường xã hội mà các cá nhân sinh sống, tính di động xã hội, nghề nghiệp và khả năng giao tiếp của các cá nhân. Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, các cá nhân thường ít có điều kiện di chuyển ra khỏi khu vực sinh sống, tính di động nghề nghiệp và di động xã hội không cao, Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Lê Ngọc Văn 25 do đó phạm vi lựa chọn hôn nhân thường bó hẹp trong phạm vi làng xã. Trong nhiều trường hợp, một số cá nhân rời làng xã đi làm ăn sinh sống ở nơi khác, họ cũng thường quay về nhà kết hôn với những người mà bố mẹ đã lưạ chọn cho họ hoặc tìm những người cùng quê tại nơi ở mới để kết hôn. Tâm lý này của người Việt Nam thể hiện trong câu ca dao: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Trong các xã hội công nghiệp hóa, không gian địa lý của việc lựa chọn hôn nhân trong phạm vi làng xã đã bị phá vỡ do tính di động nghề nghiệp và di động xã hội của các cá nhân tăng lên. Nhiều thanh niên nông thôn ra thành phố học tập và tìm kiếm công ăn việc làm tại thành phố và các khu công nghiệp mới. Họ không quay về nông thôn mà kết hôn với những người quen biết từ nhiều vùng khác nhau, thậm chí là những người nước ngoài, và sinh sống tại nơi làm việc của họ. Công nghiệp hóa và đô thị hóa đã mở rộng phạm vi lựa chọn hôn nhân. Quy luật này đã tác động như thế nào đến phạm vi lựa chọn hôn nhân tại các vùng nông thôn Việt Nam? Kết quả điều tra tại 3 xã đại diện cho 3 vùng nông thôn Bắc- Trung - Nam của Việt Nam là Cát Thịnh (Văn Chấn, Yên Bái), Phú Đa (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), Phước Thạnh (Châu Thành, Tiền Giang) cho thấy, phần lớn các cặp vợ chồng kết hôn với nhau đều nằm trong cùng phạm vi của một xã. 65.9% số người trả lời cho biết họ sinh ra tại xã họ đang sống và 59.6% người vợ hoặc người chồng của họ cũng sinh ra cùng xã với họ; 12.7% số người trả lời sinh ra tại một xã khác trong cùng huyện, 7.4% thuộc huyện khác trong tỉnh và 13.8% thuộc tỉnh khác. Các tỷ lệ % về nơi sinh của vợ hoặc chồng người trả lời tương ứng là 18.8% (cùng huyện), 9.4%(cùng tỉnh), 11.7% (khác tỉnh) (xem bảng 1). Bảng 1: Nơi sinh của người trả lời và vợ/chồng người trả lời (số liệu chung 3 xã các tỉnh Yên Bái, Thừa Thiên-Huế, Tiền Giang ) (%). Nơi sinh của người Tỷ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới - Lê Ngọc Văn 24 Xã hội học, số 3 - 2007 MÔ HÌNH TÌM HIỂU VÀ QUYẾT ĐỊNH HÔN NHÂN Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI Lê Ngọc Văn 1. Đặt vấn đề Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, hôn nhân không được xem là việc riêng của cá nhân mà có liên quan đến tất cả các thành viên của gia đình, họ hàng. Việc lựa chọn và quyết định hôn nhân là công việc của gia đình mở rộng. Bố mẹ thường xếp đặt hôn nhân cho con cái ngay từ khi còn nhỏ nhằm liên kết sức mạnh hai gia đình. Hôn nhân được lựa chọn dựa trên các tiêu chí tương đồng giữa hai gia đình về địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, tuổi tác, học vấn, nơi cư trú, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giai cấp xã hội, v.v... Hôn nhân giữa những người có cùng đặc điểm xã hội và văn hóa cho phép sự chuyển tiếp ổn định và an toàn địa vị xã hội, nghề nghiệp, tài sản từ bố mẹ sang con cái và các thế hệ tương lai. Xã hội Việt Nam nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, ở những phạm vi và thời gian khác nhau, đã cung cấp các số liệu điều tra xã hội học, mô tả về sự biến đổi của mô hình lựa chọn hôn nhân (Nguyễn Hữu Minh, 2000; Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ, 2002; Vũ Tuấn Huy, 2004, Lê Ngọc Văn, 2006…). Các kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng chuyển từ khuôn mẫu hôn nhân sắp xếp sang hôn nhân tự nguyện. Các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện ở khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền Bắc Việt Nam; Các tác giả chưa đi sâu phân tích quá trình chuyển đổi, các nhân tố tác động cũng như ý nghĩa của sự biến đổi này. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là sự chuyển đổi khuôn mẫu hay mô hình hôn nhân này diễn ra như thế nào, trên những phương diện nào? Những nhân tố tác động đến sự chuyển đổi khuôn mẫu hôn nhân là gì? Sự chuyển đổi này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội? Từ số liệu của Dự án hợp tác với SIDA: Nghiên cứu gia đình nông thôn Việt Nam (2004-2006), bài viết tập trung mô tả và phân tích sự biến đổi cuả khuôn mẫu hôn nhân trong các gia đình nông thôn Việt Nam dưới tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở hai nội dung chủ yếu là: mô hình tìm hiểu và quyền quyết định hôn nhân. 2. Mô hình tìm hiểu hôn nhân 2.1. Không gian địa lý của sự lựa chọn hôn nhân Không gian địa lý của những người kết hôn rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào môi trường xã hội mà các cá nhân sinh sống, tính di động xã hội, nghề nghiệp và khả năng giao tiếp của các cá nhân. Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, các cá nhân thường ít có điều kiện di chuyển ra khỏi khu vực sinh sống, tính di động nghề nghiệp và di động xã hội không cao, Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Lê Ngọc Văn 25 do đó phạm vi lựa chọn hôn nhân thường bó hẹp trong phạm vi làng xã. Trong nhiều trường hợp, một số cá nhân rời làng xã đi làm ăn sinh sống ở nơi khác, họ cũng thường quay về nhà kết hôn với những người mà bố mẹ đã lưạ chọn cho họ hoặc tìm những người cùng quê tại nơi ở mới để kết hôn. Tâm lý này của người Việt Nam thể hiện trong câu ca dao: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Trong các xã hội công nghiệp hóa, không gian địa lý của việc lựa chọn hôn nhân trong phạm vi làng xã đã bị phá vỡ do tính di động nghề nghiệp và di động xã hội của các cá nhân tăng lên. Nhiều thanh niên nông thôn ra thành phố học tập và tìm kiếm công ăn việc làm tại thành phố và các khu công nghiệp mới. Họ không quay về nông thôn mà kết hôn với những người quen biết từ nhiều vùng khác nhau, thậm chí là những người nước ngoài, và sinh sống tại nơi làm việc của họ. Công nghiệp hóa và đô thị hóa đã mở rộng phạm vi lựa chọn hôn nhân. Quy luật này đã tác động như thế nào đến phạm vi lựa chọn hôn nhân tại các vùng nông thôn Việt Nam? Kết quả điều tra tại 3 xã đại diện cho 3 vùng nông thôn Bắc- Trung - Nam của Việt Nam là Cát Thịnh (Văn Chấn, Yên Bái), Phú Đa (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), Phước Thạnh (Châu Thành, Tiền Giang) cho thấy, phần lớn các cặp vợ chồng kết hôn với nhau đều nằm trong cùng phạm vi của một xã. 65.9% số người trả lời cho biết họ sinh ra tại xã họ đang sống và 59.6% người vợ hoặc người chồng của họ cũng sinh ra cùng xã với họ; 12.7% số người trả lời sinh ra tại một xã khác trong cùng huyện, 7.4% thuộc huyện khác trong tỉnh và 13.8% thuộc tỉnh khác. Các tỷ lệ % về nơi sinh của vợ hoặc chồng người trả lời tương ứng là 18.8% (cùng huyện), 9.4%(cùng tỉnh), 11.7% (khác tỉnh) (xem bảng 1). Bảng 1: Nơi sinh của người trả lời và vợ/chồng người trả lời (số liệu chung 3 xã các tỉnh Yên Bái, Thừa Thiên-Huế, Tiền Giang ) (%). Nơi sinh của người Tỷ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Mô hình hôn nhân nông thôn Tìm hiểu hôn nhân nông thôn Quyết định hôn nhân Hôn nhân nông thôn Việt Nam Việt Nam thời kỳ đổi mớiTài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 468 11 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 267 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 183 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 176 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 153 1 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 119 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 118 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 108 0 0 -
195 trang 106 0 0
-
Những thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững ở Thừa Thiên Huế - Vũ Mạnh Lợi
0 trang 89 0 0