Danh mục

Mô hình trung tâm mô hình trung tâm giáo dục người lớn cộng đồng của Đức

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 371.05 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích những đặc thù của mô hình trung tâm giáo dục người lớn của cộng đồng Đức, qua nghiên cứu mô hình này giúp các nhà quản lí giáo dục có cái nhìn tổng thể về mô hình trung tâm giáo dục người lớn của cộng đồng Đức, so sánh, đối chiếu với thực tiễn các mô hình trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp − giáo dục thường xuyên của Việt Nam .
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình trung tâm mô hình trung tâm giáo dục người lớn cộng đồng của ĐứcTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 9/2016 135 MÔ HÌNH TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGƯỜI LỚN CỘNG ĐỒNG CỦA ĐỨC Đồng Văn Bình1 Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt tắt: ắt Trong bài viết này, chúng tôi phân tích những ñặc thù của mô hình trung tâm giáo dục người lớn của cộng ñồng Đức, qua nghiên cứu mô hình này giúp các nhà quản lí giáo dục có cái nhìn tổng thể về mô hình trung tâm giáo dục người lớn của cộng ñồng Đức, so sách, ñối chiếu với thực tiễn các mô hình trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp − giáo dục thường xuyên của Việt Nam Từ khoá: khoá trung tâm giáo dục người lớn, trung tâm giáo dục thường xuyên1. MỞ ĐẦU Cộng hoà Liên bang Đức là một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục thườngxuyên/giáo dục cho người lớn hiệu quả nhất trên thế giới. Xương sống của hệ thống nàychính là mạng lưới các trung tâm giáo dục người lớn của cộng ñồng, ñược biết ñến dướicái tên VHS (Volkshochschulen), có mặt tại tất cả 16 bang trên toàn nước Đức. Ở cấp liênbang, DVV (Deutscher Volkshochschul − Verband e.V., Hiệp hội Giáo dục dành chongười lớn của Đức), ñược thành lập năm 1953, là cơ quan quản lí các hiệp hội VHS. Cơquan này ñại diện cho lợi ích của các thành viên và của VHS ở cấp liên bang, châu Âu vàquốc tế.2. NỘI DUNG Nguyên tắc hướng dẫn các hoạt ñộng nội ñịa và quốc tế của DVV là việc xác ñịnh giáodục là một quyền cơ bản của con người, với giáo dục ñược hiểu theo nghĩa rộng là họctập suốt ñời. Đó vừa là một nhu cầu cơ bản của cá nhân vừa là một ñiều kiện tiên quyết ñốivới sự phát triển của xã hội nói chung. Việc cung cấp cơ hội giáo dục cho thanh thiếu niênvà người lớn ñóng vai trò quan trọng trong chính sách thúc ñẩy học tập suốt ñời và ñượcluật hoá tại nước Đức. Các chương trình giáo dục không chính quy ñào tạo kĩ năng sốngcho thanh thiếu niên và người lớn một mặt thực hiện chức năng bổ sung cho giáo dục chínhquy và mặt khác góp phần khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống này.1 Nhận bài ngày 02.10.2016; gửi phản biện và duyệt ñăng ngày 25.10.2016 Liên hệ tác giả: Đồng Văn Bình; Email: dongvanbinh@moet.edu.vn136 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI Các VHS có nguồn gốc lịch sử từ những ngày ñầu của phong trào giáo dục ñại chúngở nước Đức, xuất hiện vào cuối thế kỉ thứ 19. Ngay từ năm 1919, Hiến pháp của nướcCộng hoà Weimar1 ñã có một ñiều khoản quy ñịnh giáo dục người lớn, trong ñó có cảVHS, cần ñược hỗ trợ từ cấp trung ương ñến ñịa phương. Nhiều VHS ñã ñược thành lậptrong khoảng thời gian này và sẽ sớm chào mừng 100 năm tồn tại của mình trong vài banăm tới ñây. Ngày nay, VHS là các trung tâm giáo dục người lớn của cộng ñồng ñược duy trì bởichính quyền ñịa phương; các trung tâm này hoạt ñộng trên toàn nước Đức trong phạm vitừng cộng ñồng dân cư sao cho bất cứ ai cũng có thể tham gia một cách thuận tiện nhất.Hiện nước Đức có khoảng 900 VHS, với một mạng lưới khoảng 3000 cơ sở hoạt ñộng trựcthuộc. Tất cả những cơ sở này mở cửa phục vụ mọi công dân và cung cấp một loạt cácchương trình giáo dục và ñào tạo thường xuyên mang tính tổng quát, văn hoá và hướngnghiệp với khoảng 9 triệu người tham gia mỗi năm. Theo thống kê chính thức của Bộ Giáodục và Nghiên cứu, con số này chiếm khoảng 50% tổng số người tham gia bất kì loại hìnhgiáo dục nào dành cho người lớn của toàn nước Đức; số còn lại (50%) tham gia vào cáchoạt ñộng giáo dục người lớn do các công ty, tổ chức công ñoàn, hội nông dân, và các nhàthờ tổ chức. Hình 1: 1 Phân bố các VHS và cơ sở hoạt ñộng trực thuộc tại 16 bang trên toàn nước Đức Nguồn: The Adult Education centre –Education as a Public Responsibility, tr.171 Cộng hòa Weimar (tiếng Đức: Weimarer Republik) là tên các sử gia gọi chính phủ của nước Đức trong khoảng thời gian từ 1918 sau cuộc Cách mạng tháng 11, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, ñến khi Adolf Hitler ñược phong làm thủ tướng vào ngày 30 tháng giêng 1933 và ñảng Quốc xã lên nắm quyền. Đây là lần ñầu tiên nước Đức có một thể chế dân chủ lập hiến, bắt ñầu từ ngày 9 tháng 11 năm 1918. Danh từ Cộng hòa Weimar không phải là tên gọi chính thức của chính quyền thời ñó, vì lúc bấy giờ dân Đức vẫn gọi quốc gia mình là Đế chế Đức (tiếng Đức: Deutsches Reich). Sở dĩ có tên Cộng hòa Weimar là vì quốc hội của chính phủ này hội họp và viết bản hiến chương tại thành phố Weimar. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_WeimarTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 9/2016 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: