Mộc nhĩ trắng vị ngọt, tính bình, có thể bổ âm, sinh dịch, nhuận phế, rất thích hợp cho những người âm hư nội nhiệt (nóng trong), ở người già có biểu hiện âm hư nội nhiệt như: tinh huyết hao hư, âm dịch không đủ, thường thấy chóng mặt, mắt mờ, miệng khô họng rát, tâm trung phiền nhiệt, đại tiện táo bón, đêm ngủ không ngon giấc, hay nổi cáu, do vậy mộc nhĩ trắng là đồ ăn thanh nhiệt bổ dưỡng rất phù hợp với người cao tuổi.
Mộc nhĩ trắng là đồ ăn rất bổ. Trong mộc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mộc nhĩ trắng - Vị thuốc quý
Mộc nhĩ trắng - Vị
thuốc quý
Mộc nhĩ trắng vị ngọt, tính bình, có thể
bổ âm, sinh dịch, nhuận phế, rất thích
hợp cho những người âm hư nội nhiệt
(nóng trong), ở người già có biểu hiện âm
hư nội nhiệt như: tinh huyết hao hư, âm
dịch không đủ, thường thấy chóng mặt,
mắt mờ, miệng khô họng rát, tâm trung
phiền nhiệt, đại tiện táo bón, đêm ngủ
không ngon giấc, hay nổi cáu, do vậy mộc
nhĩ trắng là đồ ăn thanh nhiệt bổ dưỡng
rất phù hợp với người cao tuổi.
Mộc nhĩ trắng là đồ ăn rất
Mộc nhĩ trắng
bổ. Trong mộc nhĩ trắng
xào.
có chứa protein, chất béo,
chất xơ, lưu huỳnh, phospho, sắt, magiê,
canxi, kali, natriclorua, vitamin B2, nhiều
chất đường trong mộc nhĩ trắng có thể làm
tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể,
điều động tế bào limpho, tăng cường khả
năng diệt khuẩn của bạch cầu, làm hưng
phấn cơ năng tạo máu của tủy sống...
Các bài thuốc dùng mộc nhĩ trắng trị bệnh ở
người cao tuổi
Mộc nhĩ trắng có thể dùng độc vị đun lên ăn,
làm thức ăn bồi bổ cơ thể, ngoài ra có các
bài thuốc sau:
Bài 1: Trị bệnh chóng mặt mắt mờ.
Lấy câu kỷ tử, gan gà đun lên cùng mộc nhĩ
trắng.
Cách làm: Lấy 100g gan gà, rửa sạch, thái
miếng mỏng bỏ vào bát, cho ít rượu, nước
gừng, gia vị ướp. Lấy 100g mộc nhĩ trắng
ngâm nước cho nở, xé thành miếng nhỏ, câu
kỷ tử rửa sạch, bắc nồi lên bếp cho nước
vào, cho rượu nước gừng, gia vị, rồi cho
mộc nhĩ trắng, gan gà, câu kỷ tử, đun sôi thì
vớt bọt, đun đến khi gan gà chín là được.
Bài 2: Trị chứng phế táo, ho, ho khan ít
đờm.
Lấy táo đỏ, mộc nhĩ trắng nấu cháo ăn, dùng
10g mộc nhĩ trắng, đổ nước vào ngâm một
đêm, rồi đem đun với 100g gạo nếp, 10 quả
táo đỏ thành cháo, cho ít đường phèn vào, ăn
sáng, tối hoặc điểm tâm, nếu như còn thấy
sốt cao, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ
hôi trộm có thể lấy mộc nhĩ và bách hợp nấu
canh ăn, mỗi lần dùng 5-10g mộc nhĩ trắng,
50g bách hợp, cho đường phèn vừa đủ.
Bài 3: Trị tâm trung phiền nhiệt (phiền nhiệt
trong lòng), đêm ngủ không ngon giấc.
Nấu canh mộc nhĩ trắng với linh chi để ăn,
nguyên liệu: linh chi 9g, mộc nhĩ trắng 6g,
đường phèn 15g.
Cách làm: Mộc nhĩ trắng ngâm vào nước
ấm cho nở rồi rửa sạch, cho vào nồi cùng
với linh chi đã rửa sạch, đổ nước vừa phải,
đun nhỏ lửa trong 2-3 giờ, đến khi canh mộc
nhĩ sánh lại thì vớt bỏ linh chi, cho thêm
chút đường phèn ăn nóng.
Chú ý: Mộc nhĩ trắng biến chất không nên
ăn, cho đến nay chưa có thuốc đặc trị loại
độc tố gây ra bởi mộc nhĩ biến chất, vì vậy
cần cảnh giác chỉ nên dùng mộc nhĩ bảo
đảm chất lượng.
Cách phát hiện mộc nhĩ trắng biến chất:
Mộc nhĩ trắng ngả sang màu vàng, không
ánh lên, không đàn hồi, có vết mốc, dính lại
không thành hình, thậm chí bị thối rữa.