Danh mục

Mối liên quan giữa các chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 448.39 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khảo sát các chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp bằng siêu âm Doppler bao gồm vận tốc đỉnh tâm thu (PSV), vận tốc cuối tâm trương (EDV), vận tốc trung bình dòng chảy (MBF), chỉ số trở kháng (RI) và chỉ số đập (PI) và xác định mối liên quan giữa các chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở 42 bệnh nhân Basedow.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên quan giữa các chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2014 MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ HUYẾT ĐỘNG TẠI ĐỘNG MẠCH TUYẾN GIÁP VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BASEDOW Vũ Thị Hiên*, Nguyễn Thu Hương** * Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, ** Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên TÓM TẮT Basedow là bệnh cường chức năng tuyến giáp xuất hiện theo cơ chế miễn dịch. Biểu hiện đặc trưng là sự biến đổi của tuyến giáp cả về chức năng và hình thái, cấu trúc. dẫn đến rối loạn huyết động toàn thân và tại tuyến giáp. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp bằng siêu âm Doppler bao gồm vận tốc đỉnh tâm thu (PSV), vận tốc cuối tâm trương (EDV), vận tốc trung bình dòng chảy (MBF), chỉ số trở kháng (RI) và chỉ số đập (PI) và xác định mối liên quan giữa các chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở 42 bệnh nhân Basedow. Kết quả cho thấy: Không có sự khác biệt của các chỉ số huyết động ở các nhóm bệnh nhân phân theo tuổi và giới. MBF, PSV, EDV tăng dần theo tần số tim có ý nghĩa (P0,05). MBF, PSV, EDV tăng đồng thời với tăng thể tích tuyến giáp trên siêu âm. RI, PI liên quan không có ý nghĩa với thể tích tuyến giáp. MBF, PSV, PDV có mối tương quan thuận mức độ chặt có ý nghĩa với nồng độ T3, FT4. RI và PI tương quan không có ý nghĩa với nồng độ T3 và FT4 Từ khóa: Bệnh Basedow, chỉ số huyết động tuyến giáp, siêu âm Doppler mạch máu tuyến giáp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cường chức năng tuyến giáp dẫn tới hormon tuyến giáp được tổng hợp và giải phóng vào máu với nồng độ cao, tác động lên các cơ quan và tổ chức tạo ra tình trạng nhiễm độc hormone giáp trạng và gây ra bệnh cảnh lâm sàng toàn thân. Về mặt cấu trúc, tuyến giáp ở bệnh nhân Basedow phì đại, cường sản làm cho tuyến giáp to ra không chỉ tăng sinh nhu mô tuyến giáp mà hệ thống mạch máu tại tuyến cũng phát triển nhiều hơn. Hiện tượng tăng cường hệ thống mạch máu tân tạo tại tuyến giáp để đáp ứng sự gia tăng về chức năng, tăng tổng hợp, chuyển hóa tại chỗ và toàn thân đã biến TG thành bướu mạch. Tăng nồng độ hormon tuyến giáp đã làm cho hệ tim mạch cũng gia tăng hoạt động dẫn đến các biểu hiện điển hình như tim tăng động, tăng sức co bóp, cung lượng tim và phân suất tống máu. Những biến đổi trên dẫn đến rối loạn huyết động toàn thân và tại TG [1], [2], [3], [4]. Các CSHĐ xác định bằng phương pháp siêu âm Doppler tại động mạch TG bao gồm vận tốc đỉnh tâm thu (PSV), vận tốc cuối tâm trương (EDV), vận tốc trung bình dòng chảy (MBF), chỉ số trở kháng (RI) và chỉ số đập (PI) liên quan với các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân [5], [7], [8] Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát các chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân Basedow 2. Xác định mối liên quan giữa các chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - 42 bệnh nhân Basedow đến khám và điều trị tại khoa Khám bệnh và khoa Y học hạt 27 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2014 nhân tại bệnh viên Đa khoa trung ương Thái nguyên, được xét nghiệm đầy đủ các chỉ số nghiên cứu * Tiêu chí loại trừ đối tượng - Tiền sử hoặc hiện tại đang mắc các bệnh tim mạch kết hợp - Bệnh nhân Basedow có biến chứng suy tim, rung nhĩ - Đã phẫu thuật tuyến giáp trước đây - Hình ảnh siêu âm mạch máu tuyến giáp không đạt yêu cầu để xác định các chỉ số huyết động 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Mô tả tiến cứu, cắt ngang 2.2.2. Nội dung nghiên cứu - Khai thác các thông tin chung, hỏi tiền sử - Khám thực thể: Tần số tim, nghe tim, khám tuyến giáp - Xét nghiệm: Định lượng hormone tuyến giáp, TSH + Siêu âm tuyến giáp xác định thể tích và các chỉ số huyết động 2.2.3. Xử lý số liệu Số liệu thu được xử lý bằng phần mềm EPI - INFO 6.0 và SPSS 18.0 + Xác định giá trị của một số chỉ số ở BN nghiên cứu + Tính giá trị trung bình, tỉ lệ %, số lượng + So sánh giá trị trung bình, bằng test student + Xác định mối tương quan giữa các chỉ số, tính hệ số tương quan, ý nghĩa của mối tương quan. Các phương trình và đồ thị mối tương quan được vẽ tự động trên máy tính. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới nhóm nghiên cứu Chỉ số Số lượng (n = 42) Tỷ lệ (%) Tuổi tru ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: