Mối liên quan giữa cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) và 4 loại sinh cảnh ở vùng đồng bằng sông Hồng
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 842.46 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Mối liên quan giữa cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) và 4 loại sinh cảnh ở vùng đồng bằng sông Hồng giới thiệu kết quả nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc quần xã ve giáp theo 4 loại sinh cảnh khác nhau tại đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2014 đến năm 2019 trên 4 loại sinh cảnh: Rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên quan giữa cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) và 4 loại sinh cảnh ở vùng đồng bằng sông HồngBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0030 MỐI LIÊN QUAN GIỮA CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) VÀ 4 LOẠI SINH CẢNH Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Lại Thu Hiền1,*, Vũ Quang Mạnh2, Nguyễn Thị Hoa2 Tóm tắt. Báo báo giới thiệu kết quả nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc quần xã ve giáp theo 4 loại sinh cảnh khác nhau tại đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2014 đến năm 2019 trên 4 loại sinh cảnh: rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày. Kết quả phân tích các mẫu đã thu xác định được 193 loài ve giáp, thuộc 88 giống và phân giống, 42 họ. Các chỉ số sinh thái của quần xã được phân tích nhằm làm rõ sự thay đổi của quần xã qua các loại sinh cảnh bao gồm: mật độ cá thể trung bình, chỉ số đa dạng Shannon - Weiner (H’), chỉ số đồng đều Peilou (J’), độ ưu thế của loài và hệ số tương đồng. Qua phân tích các chỉ số trên cho thấy quần xã ve giáp ở sinh cảnh rừng trồng phát triển đồng đều và có tính đa dạng cao nhất. Nghiên cứu cũng đã xác định được nhóm loài đặc trưng cho loại sinh cảnh trảng cỏ cây bụi đặc trưng của vùng. Kết quả phân tích đã cho thấy tính chất của môi trường ảnh hưởng quyết định đối với đặc trưng của quần xã ve giáp. Do đó, kết quả của nghiên cứu đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng cấu trúc quần xã ve giáp như một yếu tố chỉ thị sinh học cho sự biến đổi của hệ sinh thái đất, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái đất. Từ khóa: Đồng bằng Sông Hồng, chỉ thị, Oribatida, sinh cảnh, Ve giáp.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ve giáp (Acari: Oribatida) là nhóm động vật chân khớp bé sống trong đất, có kíchthước cơ thể từ 0,1 - 0,2 đến 2 - 3 mm (Vũ Quang Mạnh, 2007), chúng chiếm khoảng hơn90 % tổng số lượng chân khớp bé ở đất. Trong hệ động vật đất, ve giáp đóng nhiều vai tròquan trọng như tham gia vào quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ, chu trình luân chuyểnvà tạo đất (Vũ Quang Mạnh, 2007). Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện naythì khả năng chỉ thị cho sự biến đổi môi trường sinh thái của nhóm động vật này rất đượcquan tâm nghiên cứu. Đồng bằng Sông Hồng là một trong hai vựa lúa chính của nước ta nên việc nghiêncứu nhóm động vật có ý nghĩa như vậy trong hệ sinh thái đất là việc làm cần thiết. Hơn nữa,đây là khu vực có hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái canh tác đa dạng và điển hình, điềunày thuận lợi cho việc phát triển đa dạng hướng nghiên cứu. Bài báo giới thiệu kết quảnghiên cứu cấu trúc quần xã ve giáp và mối liên hệ của chúng với 4 loại sinh cảnh khácnhau (rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày) tại vùngđồng bằng sông Hồng, bổ sung thêm dữ liệu nhằm làm sáng tỏ hơn khả năng ứng dụng, sửdụng chúng như một phương tiện để quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái đất. 1 Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội * Email: hienlt968@gmail.comPHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 2672. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu ve giáp được thu ở cùng một thời điểm trên 4 loại sinh cảnh, bao gồm: rừngtrồng, trảng cỏ cây bụi, sinh cảnh cây lâu năm và sinh cảnh cây ngắn ngày. Mẫu đất ngoàithực địa được thu ở độ sâu 0 - 10 cm và có kích thước (5x5x10) cm3. Phương pháp thu mẫu đất và tách lọc, phân tích, xử lý mẫu ve giáp được sử dụngtheo phương pháp của Krivolutsky (1975), Schinner và cộng sự (1995) và Vũ QuangMạnh (2003). Số lượng mẫu thu tại mỗi loại sinh cảnh được thể hiện ở Bảng 1: Bảng 1. Số lượng mẫu thu tại 4 loại sinh cảnh nghiên cứuSinh cảnh Rừng trồng Trảng cỏ cây bụi Cây lâu năm Cây ngắn ngày Tổng 85 85 85 60 (4 lần x (4 lần x 20 (4 lần x 20 (4 lần x 20Số mẫu thu 315 15 mẫu/lần) mẫu/lần+ 5 mẫu mẫu/lần + 5 mẫu/lần + 5 bổ sung) mẫu bổ sung) mẫu bổ sung) Định loại ve giáp và sắp xếp theo hệ thống phân loại của Krivolutsky (1975), Balogh(1992, 2002), Norton và Behan - Pelletier (2009), Schatz và cộng sự (2011), Subias (2013)và một số tài liệu liên quan khác (Balogh, 1992, 2002; Norton and Behan - Pelletier, 2009;Krivolutsky, 1975; Schatz và cộng sự, 2011; Subias, 2013). Các số liệu được thu thập và tổng hợp theo phương pháp thống kê toán học. Các đặcđiểm sinh thái cũng như vai trò của quần xã ve giáp được phân tích và đánh giá thông quaviệc phân tích các chỉ số sau: mật độ cá thể trung bình, độ ưu thế, chỉ số Shannon - W ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên quan giữa cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) và 4 loại sinh cảnh ở vùng đồng bằng sông HồngBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0030 MỐI LIÊN QUAN GIỮA CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) VÀ 4 LOẠI SINH CẢNH Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Lại Thu Hiền1,*, Vũ Quang Mạnh2, Nguyễn Thị Hoa2 Tóm tắt. Báo báo giới thiệu kết quả nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc quần xã ve giáp theo 4 loại sinh cảnh khác nhau tại đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2014 đến năm 2019 trên 4 loại sinh cảnh: rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày. Kết quả phân tích các mẫu đã thu xác định được 193 loài ve giáp, thuộc 88 giống và phân giống, 42 họ. Các chỉ số sinh thái của quần xã được phân tích nhằm làm rõ sự thay đổi của quần xã qua các loại sinh cảnh bao gồm: mật độ cá thể trung bình, chỉ số đa dạng Shannon - Weiner (H’), chỉ số đồng đều Peilou (J’), độ ưu thế của loài và hệ số tương đồng. Qua phân tích các chỉ số trên cho thấy quần xã ve giáp ở sinh cảnh rừng trồng phát triển đồng đều và có tính đa dạng cao nhất. Nghiên cứu cũng đã xác định được nhóm loài đặc trưng cho loại sinh cảnh trảng cỏ cây bụi đặc trưng của vùng. Kết quả phân tích đã cho thấy tính chất của môi trường ảnh hưởng quyết định đối với đặc trưng của quần xã ve giáp. Do đó, kết quả của nghiên cứu đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng cấu trúc quần xã ve giáp như một yếu tố chỉ thị sinh học cho sự biến đổi của hệ sinh thái đất, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái đất. Từ khóa: Đồng bằng Sông Hồng, chỉ thị, Oribatida, sinh cảnh, Ve giáp.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ve giáp (Acari: Oribatida) là nhóm động vật chân khớp bé sống trong đất, có kíchthước cơ thể từ 0,1 - 0,2 đến 2 - 3 mm (Vũ Quang Mạnh, 2007), chúng chiếm khoảng hơn90 % tổng số lượng chân khớp bé ở đất. Trong hệ động vật đất, ve giáp đóng nhiều vai tròquan trọng như tham gia vào quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ, chu trình luân chuyểnvà tạo đất (Vũ Quang Mạnh, 2007). Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện naythì khả năng chỉ thị cho sự biến đổi môi trường sinh thái của nhóm động vật này rất đượcquan tâm nghiên cứu. Đồng bằng Sông Hồng là một trong hai vựa lúa chính của nước ta nên việc nghiêncứu nhóm động vật có ý nghĩa như vậy trong hệ sinh thái đất là việc làm cần thiết. Hơn nữa,đây là khu vực có hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái canh tác đa dạng và điển hình, điềunày thuận lợi cho việc phát triển đa dạng hướng nghiên cứu. Bài báo giới thiệu kết quảnghiên cứu cấu trúc quần xã ve giáp và mối liên hệ của chúng với 4 loại sinh cảnh khácnhau (rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày) tại vùngđồng bằng sông Hồng, bổ sung thêm dữ liệu nhằm làm sáng tỏ hơn khả năng ứng dụng, sửdụng chúng như một phương tiện để quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái đất. 1 Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội * Email: hienlt968@gmail.comPHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 2672. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu ve giáp được thu ở cùng một thời điểm trên 4 loại sinh cảnh, bao gồm: rừngtrồng, trảng cỏ cây bụi, sinh cảnh cây lâu năm và sinh cảnh cây ngắn ngày. Mẫu đất ngoàithực địa được thu ở độ sâu 0 - 10 cm và có kích thước (5x5x10) cm3. Phương pháp thu mẫu đất và tách lọc, phân tích, xử lý mẫu ve giáp được sử dụngtheo phương pháp của Krivolutsky (1975), Schinner và cộng sự (1995) và Vũ QuangMạnh (2003). Số lượng mẫu thu tại mỗi loại sinh cảnh được thể hiện ở Bảng 1: Bảng 1. Số lượng mẫu thu tại 4 loại sinh cảnh nghiên cứuSinh cảnh Rừng trồng Trảng cỏ cây bụi Cây lâu năm Cây ngắn ngày Tổng 85 85 85 60 (4 lần x (4 lần x 20 (4 lần x 20 (4 lần x 20Số mẫu thu 315 15 mẫu/lần) mẫu/lần+ 5 mẫu mẫu/lần + 5 mẫu/lần + 5 bổ sung) mẫu bổ sung) mẫu bổ sung) Định loại ve giáp và sắp xếp theo hệ thống phân loại của Krivolutsky (1975), Balogh(1992, 2002), Norton và Behan - Pelletier (2009), Schatz và cộng sự (2011), Subias (2013)và một số tài liệu liên quan khác (Balogh, 1992, 2002; Norton and Behan - Pelletier, 2009;Krivolutsky, 1975; Schatz và cộng sự, 2011; Subias, 2013). Các số liệu được thu thập và tổng hợp theo phương pháp thống kê toán học. Các đặcđiểm sinh thái cũng như vai trò của quần xã ve giáp được phân tích và đánh giá thông quaviệc phân tích các chỉ số sau: mật độ cá thể trung bình, độ ưu thế, chỉ số Shannon - W ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cấu trúc quần xã ve giáp Quần xã ve giáp Hệ sinh thái đất Trảng cỏ cây bụi Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây ngắn ngàyGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 25 0 0
-
27 trang 22 0 0
-
21 trang 19 0 0
-
8 trang 19 0 0
-
Bảng giá các loại đất năm 2015 áp dụng giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn thị xã Tân Châu
10 trang 18 0 0 -
Giáo trình Hoạt tính vi sinh vật đất - ThS. Bạch Hương Lan
50 trang 17 0 0 -
Giáo trình Ô nhiễm môi trường đất và biện pháp xử lý: Phần 1 – Lê Văn Khoa (chủ biên)
118 trang 15 0 0 -
56 trang 14 0 0
-
6 trang 13 0 0
-
Báo cáo tốt nghiệp đề tài 'Suy thoái và ô nhiễm đất ở ĐBSCL'
25 trang 13 0 0