Trong sử thi Ê đê, mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình và xã hội được thể hiện thông qua những hình ảnh liên quan đến động vật. Trong bài viết này, khảo sát 6 bộ sử thi (Anh em Klu Kla, Dăm Băng Mlan, Sum Lum, Hbia Mlin, Dăm Yi đi chặt đọt mây, Mdrong Dăm), chúng tôi nghiên cứu về cách người Ê đê sử dụng những hình ảnh động vật để thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong sử thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa con người với con người thông qua hình ảnh động vật (khảo sát trên cứ liệu sử thi Ê Đê)
HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 9-15
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn
DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0022
MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI CON NGƯỜI
THÔNG QUA HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT (KHẢO SÁT TRÊN CỨ LIỆU SỬ THI Ê ĐÊ)
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên
Tóm tắt. Trong sử thi Ê đê, mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình và xã
hội được thể hiện thông qua những hình ảnh liên quan đến động vật. Trong bài viết này, khảo
sát 6 bộ sử thi (Anh em Klu Kla, Dăm Băng Mlan, Sum Lum, Hbia Mlin, Dăm Yi đi chặt đọt
mây, Mdrong Dăm), chúng tôi nghiên cứu về cách người Ê đê sử dụng những hình ảnh động
vật để thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong sử thi. Cụ thể là mối quan hệ
trong sự phân công lao động giữa người đàn ông và phụ nữ Ê đê trong hôn nhân, mối quan hệ
giữa con người với con người trong xã hội thông qua tục tiếp khách, tục kết nghĩa và tục
chiếm đoạt người phụ nữ.
Từ khóa: Sử thi, Ê đê, trường nghĩa, động vật, hôn nhân.
1.
Mở đầu
Sử thi Ê đê là một kho báu, nhưng trong một thời gian dài, nhưng những sử thi ấy đã tồn tại
âm thầm trong sự thờ ơ của người đời. Người mở đường cho công việc sưu tầm, giới thiệu sử thi ở
Tây Nguyên là Leopold Sabatier, với sự kiện lần đầu tiên nhà nghiên cứu người Pháp công bố sử
thi “Đam Săn” (Dăm Săn) vào năm 1927. Kể từ đó, nhiều công trình sưu tầm sử thi Ê đê ở Tây
Nguyên do người Việt Nam thực hiện đã xuất hiện.
Sử thi Ê đê thực sự là một mảnh đất màu mỡ mà ở đó nhiều nhà nghiên cứu đã tạo nên những
công trình có giá trị tiêu biểu. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, việc nghiên cứu sử thi đã bắt đầu từ cách
đây khá nhiều năm gắn với tên tuổi các tác giả Võ Quang Nhơn [15], Phan Đăng Nhật [11-14]…
Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến một số bài viết về sử thi Ê đê đã xuất bản thành sách hoặc
đăng trên các tạp chí “Nguồn sáng dân gian”, “Văn hoá dân gian”, “Ngôn ngữ và đời sống”,
“Nghiên cứu văn học”, ... của các tác giả Phạm Nhân Thành [18], Ngô Đức Thịnh [19-20]…
Trong các công trình này, các nhà nghiên cứu đã trình bày nhiều vấn đề liên quan đến thể loại sử
thi ở nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào đề cập đến
mối quan hệ giữa con người với con người thông qua hình ảnh động vật xuất hiện trong sử thi Ê
đê nên nghiên cứu này sẽ trình bày về vấn đề này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mối quan hệ con người trong gia đình qua trường nghĩa động vật
Như chúng ta đã biết, xã hội của người Ê đê vẫn chịu sự chi phối mạnh mẽ của sự phân công
lao động theo giới tính và tuổi tác như rất nhiều xã hội chưa phát triển của các dân tộc khác trên
thế giới. Hình ảnh của xã hội thị tộc mẫu hệ qua cảnh phân công lao động của người đàn bà có uy
Ngày nhận bài: 19/1/2018. Ngày sửa bài: 1/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/3/2018.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ. Địa chỉ e-mail: quynhtho.1988@gmail.com
9
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ
quyền trong gia đình. Trong gia đình, người phụ nữ có chồng được gọi là “anago” (nồi cơm cái),
thuật ngữ này được dùng để để xác định vai trò chủ gia đình. “Anago” cũng là người quản lý tài
sản cho gia đình trong khi người chồng chỉ có quyền sử dụng tài sản, Luật tục Ê đê đã khẳng định
điều này: “Kiếm thịt cá là để vào nồi nấu, làm ruộng làm rẫy là để có lúa gạo nuôi vợ nuôi con.
Nếu người chồng có chiêng, ché, ngựa, trâu, có mâm thau, chậu đồng, chén bát, nếu anh ta có
một thứ gì đó, dù là những đồ đạc lặt vặt thì anh ta đều phải giao cho vợ giữ cho” [20;155]. Sử
thi Ê đê cũng có nhắc đến điều này:
(1) “Hbia Sun muốn có người phát bờ, phát bụi cây, muốn có người làm cỏ, muốn có người
đuổi chim thú, muốn có người cưỡi đầu voi của cha ta, muốn có người sai khiến nô lệ trong nhà,
rượu ché tuk, ché ba của cha muốn có người coi giữ” [6;774].
Còn đối với người đàn ông, thân phận trong xã hội của ông ta được coi là bình đẳng với
những người đàn ông khác trong cộng đồng buôn là khi anh ta lập gia đình và trở thành người
thay mặt gia đình của anh ta khi tham gia ý kiến hoặc tham gia bất kỳ hoạt động chung nào của
buôn làng. Và cũng chỉ bằng con đường kết hôn thì người đàn ông mới đạt được các vị trí quan
trọng như chủ buôn, chủ đất, bởi những vị trí này thực chất thuộc về gia đình dòng họ vợ. Vị trí
chủ buôn của người đàn ông sẽ chấm dứt nếu không may vợ ông ta chết, ông ta phải chuyển giao
lại cho con rể hoặc cháu rể. Sử thi “Hbia Mlin” có đoạn nói về vai trò của người đàn ông nếu kết
hôn:
(2) “Anh phải chăm việc rẫy, phải lái đầu voi của cha em, biết sai khiến nô lệ, rượu ché tuk,
ché ba phải biết đan giỏ, cột rượu” [6;725].
Berti, Ladislav Holy đã có những nhận định sâu sắc về vấn đề này: “Phụ nữ được trao đặc
quyền ở phạm vi gia đình; phụ nữ có quyền đối với đàn ông không chỉ trực tiếp bởi sự độc quyền
của họ về về chế biến thực phẩm mà còn không trực tiếp vì thân phận của đàn ông trong phạm vi
gia đình ...