Danh mục

Mối quan hệ giữa cộng đồng học tập chuyên môn với việc phát triển nghề nghiệp giáo viên và chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 977.95 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu về “cộng đồng học tập chuyên môn” dưới góc nhìn của một hình thức phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, trong đó khái quát về khái niệm, đặc điểm cũng như làm rõ mối quan hệ giữa việc tổ chức cộng đồng học tập này với việc phát triển nghề nghiệp giáo viên và chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa cộng đồng học tập chuyên môn với việc phát triển nghề nghiệp giáo viên và chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thôngHNUE JOURNAL OF SCIENCEDOI: 10.18173/2354-1075.2019-0026Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 82-93This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnMỐI QUAN HỆ GIỮA CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP CHUYÊN MÔNVỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊNVÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNGNguyễn Hoàng Đoan HuyViện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên phổ thông là nhân tố quan trọng tácđộng trực tiếp lên chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông. Các hình thức pháttriển nghề nghiệp giáo viên ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung hiện nayđược tổ chức một cách đa dạng và phong phú; tuy nhiên hiệu quả mang lại từ mỗimột hình thức này cũng đang là vấn đề gây tranh cãi. Tổ chức cộng đồng học tậpchuyên môn của giáo viên ngay tại các trường phổ thông là một trong những hướngđi mới và được công nhận tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến. Thông qua phântích các nghiên cứu quốc tế, bài báo giới thiệu về “cộng đồng học tập chuyên môn”dưới góc nhìn của một hình thức phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, trong đó kháiquát về khái niệm, đặc điểm cũng như làm rõ mối quan hệ giữa việc tổ chức cộngđồng học tập này với việc phát triển nghề nghiệp giáo viên và chất lượng giáo dục ởnhà trường phổ thông.Từ khóa: Cộng đồng học tập chuyên môn, năng lực của giáo viên, phát triển nghềnghiệp giáo viên, chất lượng giáo dục phổ thông.1.Mở đầuPhát triển nghề nghiệp giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường phổthông luôn là có mối quan hệ rất chặt chẽ và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố tác động.Làm thế nào để đội ngũ giáo viên có thể nâng cao năng lực nghề nghiệp một cách liên tụcđáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu củanhiều nhà giáo dục trên thế giới. Rất nhiều loại hình phát triển nghề nghiệp cho giáo viênđược ứng dụng đã và đang mang lại những hiệu quả nhất định, trong đó, xây dựng và triểnkhai thực hiện hình thức “cộng đồng học tập chuyên môn” của giáo viên ở nhà trường phổthông cũng đã cho thấy những tác động tích cực không chỉ đối với việc phát triển nghềnghiệp của giáo viên mà còn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.Cụm từ “học tập chuyên môn” (Professional Learning) bắt đầu được sử dụng trongnhững năm 1990 sau khi Peter Senge - The Fifth Discipline (1990) [16] phổ biến ý tưởngvề các tổ chức học tập. Sau đó, Charles B. Myers và Lynn K. Myers sử dụng cụm từ “cộngNgày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019.Tác giả liên hệ: Nguyễn Hoang Đan Huy. Địa chỉ e-mail: nguyenhoangdoanhuy@gmail.com82Mối quan hệ giữa cộng đồng học tập chuyên môn với việc phát triển nghề nghiệp…đồng học tập chuyên môn” ở nhà trường trong cuốn sách xuất bản năm 1995, cuốn sáchđó có tên là “Nhà giáo dục chuyên nghiệp: Giới thiệu mới về giảng dạy và trường học”[12]. Một năm sau Charles B Myers đã trình bày một báo cáo tại cuộc họp thường niêncủa Hiệp hội nghiên cứu giáo dục Mỹ mang tên Về loại hình trường phổ thông phát triểnnghiệp vụ - Professional Development Schools, nhà nghiên cứu này đã đề xuất một hìnhthức phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ngay tại trường phổ thông nơi giáoviên đang giảng dạy. Năm 1997, Shirley M. Hord đã công bố một bài báo mang tênCộng đồng học tập chuyên môn: Cộng đồng liên tục hỏi và cải tiến [6]. Kể từ cuốinhững năm 1990 đến nay, những công trình nghiên cứu và tài liệu công bố liên quan đếncộng đồng học tập chuyên môn cũng lần lượt được công bố trong đó có đề cập đến nhữngtác động mà mô hình này mang lại đối với chất lượng giáo dục của nhà trường nói chungvà sự phát triển nghề nghiệp chuyên môn của giáo viên nói riêng.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cộng đồng học tập chuyên môn2.1.1. Khái niệm cộng đồng học tập chuyên mônCho đến nay, không có định nghĩa thống nhất về cộng đồng học tập chuyên môn –Professional Learning Community (PLC). Tùy vào mỗi bối cảnh nghiên cứu và ứng dụngkhác nhau, PLC có thể được hiểu theo nhiều nội hàm khác nhau. Tuy nhiên, dường nhưcó sự đồng thuận rộng rãi trên bình diện quốc tế khi cho rằng PLC là một khái niệm dùngđể chỉ một nhóm người cùng chia sẻ và cùng học hỏi một cách nghiêm túc về công việcchuyên môn của họ theo cách thức liên tục phản biện, cộng tác, học hỏi và trên tinh thầnxây dựng để cùng nhau phát triển (Mitchell & Sackney, 2000 [11]; Toole & Louis, 2002[20]) và hoạt động theo tập thể (King & Newmann, 2001) [8].Dựa trên tóm tắt các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan, Hord (1997, p.1)[6]đã đúc kết và định nghĩa về PLC với tư cách là “cộng đồng chuyên môn của những ngườicùng nhau tham gia học tập” (Astuto, Clark, Read, McGree & Fernandez, 1993) [1], “...trong đó, giáo viên cùng một trường học bao gồm cả cán bộ quản lí, liên tục tìm kiếm vàchia sẻ vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: