Danh mục

Mối quan hệ giữa vốn con người và nhận thức về khởi nghiệp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.30 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra của nghiên cứu GEM Việt Nam 2017-2018 với 2118 người trưởng thành và tiến hành phân tích hồi quy binary, bài báo tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa vốn con người cụ thể (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan tới khởi nghiệp) tới nhận thức về cơ hội kinh doanh và tính khả thi của khởi nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa vốn con người và nhận thức về khởi nghiệp MỐI QUAN HỆ GIỮA VỐN CON NGƯỜI VÀ NHẬN THỨC VỀ KHỞI NGHIỆP TS. Trần Văn Trang1 Tóm tắt: Các nghiên cứu về khởi nghiệp có xu hướng ủng hộ mối quan hệ tích cực giữa vốn con người và hoạt động khởi nghiệp, tuy nhiên mối quan hệ này chưa hoàn toàn được chứng minh bằng cách kết quả thực nghiệm chắc chắn. Nghiên cứu này muốn góp phần thu hẹp khoảng trống lý thuyết này bằng việc tập trung vào ảnh hưởng của vốn con người tới các nhận thức về khởi nghiệp. Sử dụng dữ liệu điều tra của nghiên cứu GEM Việt Nam 2017-2018 với 2118 người trưởng thành và tiến hành phân tích hồi quy binary, bài báo tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa vốn con người cụ thể (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan tới khởi nghiệp) tới nhận thức về cơ hội kinh doanh và tính khả thi của khởi nghiệp. Trong khi đó, vốn con người tổng quát (trình độ học vấn) không có mối quan hệ có ý nghĩa với nhận thức về tính khả thi mà chỉ giúp các cá nhân nhận thức cơ hội kinh doanh tốt hơn. Từ các kết quả nghiên cứu này, một số khuyến nghị đã được gợi ý trong bài báo. Từ khoá: Vốn con người, nhận thức khởi nghiệp, tính khả thi, cơ hội kinh doanh, Việt Nam Abstract: Privious studies on entrepreneurship tended to support the existence of a positive relationship between human capital and entrepreneurial activity. However, studies examining this relationship have not yielded consistently strong results. Hence, this study tries to help close this research gap by focusing on the impact of human capital on entrepreneurial perceptions. We draw our analyses on a sample of 2018 general adult population from GEM Vietnam 2017-2018. We found a positive relationship between specific human capital (knowledge, skills and experience related to starting a new business) and perception of business opportunities and feasibility. Meanwhile, general human capital (education level) does not have a meaningful relationship with perception of feasibility but helps individuals realize better business opportunities. From these results, some recommendations have been suggested in the article. Keywords: Human capital; entrepreneurial perceptions; feasibility; opportunities; Vietnam.1. MỞ ĐẦU Vốn con người (human capital) là một nguồn lợi thế cạnh tranh quan trọng của mỗi cá nhân,tổ chức và xã hội (Gimeno et al., 1997). Vốn con người được hiểu là các kiến thức và kỹ năng màmỗi cá nhân có được thông qua học tập hoặc trải nghiệm thực tiễn. Các kiến thức và kỹ năng cóthể là những động lực quan trọng cho hành vi của mỗi cá nhân và đóng vai trò quan trọng trongviệc giải thích các hoạt động kinh tế (Becker, 1964). Kiến thức cung cấp cho con người năng lựctư duy và dẫn tới tính hiệu lực và hiệu suất trong các hoạt động (Mincer, 1974).1 Email: tranvotrang@gmail.com, Khoa Quản trị Kinh doanh,Trường Đại học Thương mại.PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 467 Trong lĩnh vực khởi nghiệp (entrepreneurship), vốn con người đóng vai trò như thế nào? Rấtnhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực khởi nghiệp đã quan tâm tới câu hỏi này và có xu hướng ủng hộmối liên hệ tích cực giữa vốn con người và hoạt động khởi nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu thựcnghiệm về mối liên hệ này chưa có được kết quả chắc chắn và đôi khi các kết quả mâu thuẫn nhau(Davidsson and Honig, 2003, p.306). Davidsson và Honig (2003) đã đưa ra một lập luận rằng đầutư quá mức vào vốn con người dẫn đến bằng cấp cao có thể không khuyến khích chấp nhận rủi ro,trong khi đầu tư dưới mức có thể khuyến khích điều đó. Đối với Unger et al. (2011), vốn con ngườitừ lâu đã được xem là nguồn lực quan trọng cho sự thành công của doanh nhân, tuy nhiên, mức độquan trọng của mối quan hệ này vẫn chưa rõ ràng. Các tác giả này đã thực hiện một phân tích quy môlớn (meta-analysis) từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đó để kiểm định mối quan hệ giữa vốn conngười và thành công trong khởi nghiệp và chỉ tìm thấy một mối liên hệ nhỏ giữa hai biến này. Điềunày cho thấy là đây vẫn còn là vấn đề mở chờ đợi sự đóng góp của các nghiên cứu tiếp theo. Các nghiên cứu trước đây về khởi nghiệp đã nhấn mạnh khởi nghiệp có thể được hiểu như làmột lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân – làm công ăn lương hay tự tạo việc làm cho chính mình(Kolvereid, 1996). Sự lựa chọn này phụ thuộc vào các yếu tố nhân khẩu học và kinh tế như họcvấn, tuổi tác, tài chính cá nhân, tình hình công việc,… Arenius và Triniti (2005) đề nghị bổ sungthêm các biến số về nhận thức cá nhân như là nhận thức về khả năng khởi nghiệp, về khả năngchấp nhận rủi ro, nhận thức về cơ hội kinh doanh hay hình mẫu (role models) doanh nhân. Đối vớinhững người trưởng thành, nhận thức của họ về khởi nghiệp có thể đóng vai trò quan t ...

Tài liệu được xem nhiều: