Danh mục

Môi trường đầu tư kinh doanh năm 2016 và triển vọng năm 2017 của Việt Nam

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 790.13 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu thực trạng môi trường đầu tư kinh doanh năm 2016; đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh năm 2016; một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong năm 2017 và các năm tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường đầu tư kinh doanh năm 2016 và triển vọng năm 2017 của Việt Nam MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2017 CỦA VIỆT NAM PGS.TS. Trần Kim Chung Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Tóm tắt Môi trường đầu tư kinh doanh là một trọng tâm đổi mới tại Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2016, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế mang tính căn cơ trong việc cải thiện đầy đủ và thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng năm 2016 và triển vọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2017 của Việt Nam. Bài viết gồm 3 phần. Phần 1 nêu thực trạng môi trường đầu tư kinh doanh năm 2016. Phần 2 đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh năm 2016. Phần 3 nêu một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong năm 2017 và các năm tiếp theo. Từ khóa: Môi trường kinh doanh, thể chế, chỉ tiêu tăng trưởng 1. Môi trƣờng thể chế nền tảng 1.1. Chủ trương của Đảng về trong sạch vững mạnh và đổi mới mô hình tăng trưởng, hội nhập quốc tế 1.1.1. Chủ trương về trong sạch vững mạnh Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất cho việc hoàn thiện thể chế và xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, qua đó thúc đẩy xây dựng môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp. Đây lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống 27 biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Nghị quyết cụ thể hóa thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng mà Nghị quyết Đại hội XII đề ra; đồng thời tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) trong điều kiện mới. Nghị quyết đưa ra 4 nhóm giải pháp xây dựng Đảng trong thời gian tới là: (1) Nhóm giải pháp về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; (2) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; (3) Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; (4) Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, tăng thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu để xử lý cán bộ thuộc quyền và sự giám sát của nhân dân trong xây dựng Đảng. 205 Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/TW để cụ thể hóa Nghị quyết, xác định rõ nhiệm vụ, lộ trình thực hiện cho các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Điểm mới của Kế hoạch thực hiện Nghị quyết lần này là xác định rõ 14 nhiệm vụ thực hiện ngay và thường xuyên ở các cấp mà không cần chờ đợi quy định, hướng dẫn của Trung ương và những nhiệm vụ thực hiện theo lộ trình; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho 25 cơ quan, tổ chức đảng ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Căn cứ vào nội dung Nghị quyết, Kế hoạch thực hiện và chức năng, nhiệm vụ, tình hình cụ thể, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. 1.1.2. Chủ trương về đổi mới mô hình tăng trưởng Hình 1: Lƣợc đồ về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam 2016-2020 và tầm nhìn 2035 Tăng trưởng - Chuyển đổi - Hội nhập 2035 2035 2020 Thị Công trƣờng 2019 Hội nhập nghiệp đầy đủ hóa - Năng lực ASEAN cạnh tranh APEC - Năng WTO Vùng Đất đai Tƣ suất lao AEC nhân động RCEP - Hiệu quả kinh tế Hạ tầng 2035 2018 Thị trường đầy đủ TÀI NGUYÊN NHÂN LỰC THỂ CHẾ Nguồn: Tổng hợp của tác giả 206 Nghị quyết số 05-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới mô hình tăng trưởng chỉ ra điều kiện chủ yếu để đổi mới mạnh mẽ và căn bản mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đến năm 2020 là quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Toàn hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là đội ngũ trí thức, các doanh nhân, doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia và có nhiều đóng góp to lớn trong việc thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng. Nghị quyết 05-NQ/TW cũng xác định một số giải pháp trọng tâm đến năm 2020 về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước. Trong đó, nhấn mạnh việc tăng cường khả năng điều tiết, giám sát, kiểm tra và thanh tra theo mức độ rủi ro và tuân thủ pháp luật của đối tượng quản lý; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật; xây dựng bộ máy Nhà nước tinh gọn, liêm chính, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; và tăng cường kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan Nhà nước và ...

Tài liệu được xem nhiều: