Môi trường đầu tư và vai trò của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 392.00 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung nhìn nhận lại môi trường đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2012-2016 dưới các chỉ số đo lường, từ đó gợi ý một số đề xuất nhằm tăng cường vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư quốc gia trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường đầu tư và vai trò của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM TS. Hoàng Thị Thu Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, Chính phủ các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh của mình. Cải thiện môi trường đầu tư chính là thước đo nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, tạo động lực và là nền tảng bảo đảm cho Việt Nam tiếp tục phát triển và hội nhập bền vững hơn. Tuy nhiên, thời gian qua, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số rào cản, làm ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh như: thủ tục hành chính phức tạp, hệ thống chính sách chưa ổn định, minh bạch, tham nhũng trong các khu vực công còn ở mức cao, rủi ro trong một số lĩnh vực kinh tế,… Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết muốn tập trung nhìn nhận lại môi trường đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 dưới các chỉ số đo lường, từ đó gợi ý một số đề xuất nhằm tăng cường vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư quốc gia trong thời gian tới. Từ khóa: Môi trường đầu tư, vai trò của chính phủ 1. Môi trƣờng đầu tƣ và các chỉ số đo lƣờng 1.1. Khái niệm Môi trường đầu tư là một thuật ngữ được nghiên cứu và sử dụng trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Có thể đứng trên nhiều quan điểm khác nhau để đưa ra khái niệm về môi trường đầu tư, song đứng trên góc độ nghiên cứu môi trường đầu tư và ảnh hưởng của nó tới hoạt động đầu tư phát triển, có thể định nghĩa môi trường đầu tư như sau: “Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố của quốc gia, địa phương có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế” (Nguyễn Thị Ái Liên, 2011). Để đảm bảo hoạt động đầu tư phát triển có hiệu quả, vai trò của chính phủ trong việc tạo lập và duy trì môi trường đầu tư thuận lợi là vô cùng quan trọng. Các yếu tố của môi trường đầu tư được chia làm hai nhóm xét theo chức năng 237 quản lý của chính phủ, bao gồm: (i) Nhóm Chính phủ có ảnh hưởng mạnh như: sự ổn định chính trị và kinh tế, chính sách kinh tế xã hội, hệ thống luật và văn bản dưới luật, bộ máy hành chính,… (ii) Nhóm Chính phủ ít có ảnh hưởng như: điều kiện tự nhiên, giá các yếu tố đầu vào do thị trường quyết định, khoảng cách tới các thị trường đầu ra và đầu vào, quy mô thị trường,… Theo đó, chính phủ có thể chủ động cải thiện môi trường đầu tư thông qua những tác động vào nhóm yếu tố mà chính phủ có ảnh hưởng mạnh và khắc phục điểm hạn chế của các yếu tố mà chính phủ ít ảnh hưởng để tạo ra một môi trường đầu tư tốt hơn. 1.2. Các chỉ số đo lường môi trường đầu tư Để đánh giá môi trường đầu tư quốc gia, các tổ chức và các chuyên gia kinh tế xem xét một số các chỉ số cơ bản, bao gồm: - Xếp hạng môi trường kinh doanh: Xếp hạng môi trường kinh doanh được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra lần đầu vào năm 2003 nhằm công bố Báo cáo môi trường kinh doanh của các quốc gia năm 2004. Việc xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí bao gồm: i) Khởi nghiệp kinh doanh; (ii) Tiếp cận tín dụng; (iii) Bảo vệ các nhà đầu tư; (iv) Nộp thuế; (v) Giao thương, thương mại qua biên giới; (vi) Xin cấp phép xây dựng, (vii) Bảo vệ quyền tài sản, (viii) Đảm bảo thực hiện hợp đồng; (ix) Tiếp cận điện năng; (x) Giải quyết tình trạng phá sản. Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới hàng năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: công bố này công khai xếp hạng mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh tại 190 quốc gia cũng như tính toán chỉ số thuận lợi kinh doanh quốc gia (EDBI), làm tham chiếu cho các nhà đầu tư trên toàn cầu. - Năng lực cạnh tranh toàn cầu: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một bản tin hàng năm được đưa ra bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), lần đầu vào năm 1979. Trong báo cáo này có công bố Chỉ số cạnh tranh quốc gia (GCI - Global Competitiveness Index) được đánh giá trên cơ sở 3 nhóm yếu tố chính (từ năm 2007) gồm: (i) Yêu cầu căn bản (thể chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản - y tế); (ii) Các yếu tố nâng cao hiệu suất (giáo dục và đào tạo bậc cao, hiệu quả trên thị trường lao động, hiệu quả trên thị trường hàng hóa, sự phát triển của hệ thống tài chính, trình độ công nghệ, quy mô thị trường); (iii) Các yếu tố sáng tạo và phát triển (trình độ 238 kinh doanh, năng lực đổi mới sáng tạo). Các chỉ số này cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế, từ đó giúp các nhà đầu tư xác định cơ hội và thách thức khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chỉ số nhận thức về tham nhũng (CPI): đây là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Được công bố hàng năm bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ số CPI xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên cơ sở cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ số này có ý nghĩa trọng trong việc đánh giá môi trường đầu tư trong sạch, lành mạnh, đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư kinh doanh liêm chính. - Xếp hạng rủi ro quốc gia: xếp hạng rủi ro hay tín nhiệm quốc gia do các hãng xếp hạng tín nhiệm rủi ro quốc tế như Moody‟s, Standards and Poor‟s, Fitch hay International contry risk guide đánh giá, cho biết mức độ rủi ro/ tín nhiệm của môi trường đầu tư của các nước. Xếp hạng rủi ro quốc gia còn được dùng để hấp dẫn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhiều quốc gia đều mong muốn các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá tín nhiệm cao (hoặc rủi ro ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường đầu tư và vai trò của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM TS. Hoàng Thị Thu Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, Chính phủ các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh của mình. Cải thiện môi trường đầu tư chính là thước đo nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, tạo động lực và là nền tảng bảo đảm cho Việt Nam tiếp tục phát triển và hội nhập bền vững hơn. Tuy nhiên, thời gian qua, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số rào cản, làm ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh như: thủ tục hành chính phức tạp, hệ thống chính sách chưa ổn định, minh bạch, tham nhũng trong các khu vực công còn ở mức cao, rủi ro trong một số lĩnh vực kinh tế,… Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết muốn tập trung nhìn nhận lại môi trường đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 dưới các chỉ số đo lường, từ đó gợi ý một số đề xuất nhằm tăng cường vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư quốc gia trong thời gian tới. Từ khóa: Môi trường đầu tư, vai trò của chính phủ 1. Môi trƣờng đầu tƣ và các chỉ số đo lƣờng 1.1. Khái niệm Môi trường đầu tư là một thuật ngữ được nghiên cứu và sử dụng trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Có thể đứng trên nhiều quan điểm khác nhau để đưa ra khái niệm về môi trường đầu tư, song đứng trên góc độ nghiên cứu môi trường đầu tư và ảnh hưởng của nó tới hoạt động đầu tư phát triển, có thể định nghĩa môi trường đầu tư như sau: “Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố của quốc gia, địa phương có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế” (Nguyễn Thị Ái Liên, 2011). Để đảm bảo hoạt động đầu tư phát triển có hiệu quả, vai trò của chính phủ trong việc tạo lập và duy trì môi trường đầu tư thuận lợi là vô cùng quan trọng. Các yếu tố của môi trường đầu tư được chia làm hai nhóm xét theo chức năng 237 quản lý của chính phủ, bao gồm: (i) Nhóm Chính phủ có ảnh hưởng mạnh như: sự ổn định chính trị và kinh tế, chính sách kinh tế xã hội, hệ thống luật và văn bản dưới luật, bộ máy hành chính,… (ii) Nhóm Chính phủ ít có ảnh hưởng như: điều kiện tự nhiên, giá các yếu tố đầu vào do thị trường quyết định, khoảng cách tới các thị trường đầu ra và đầu vào, quy mô thị trường,… Theo đó, chính phủ có thể chủ động cải thiện môi trường đầu tư thông qua những tác động vào nhóm yếu tố mà chính phủ có ảnh hưởng mạnh và khắc phục điểm hạn chế của các yếu tố mà chính phủ ít ảnh hưởng để tạo ra một môi trường đầu tư tốt hơn. 1.2. Các chỉ số đo lường môi trường đầu tư Để đánh giá môi trường đầu tư quốc gia, các tổ chức và các chuyên gia kinh tế xem xét một số các chỉ số cơ bản, bao gồm: - Xếp hạng môi trường kinh doanh: Xếp hạng môi trường kinh doanh được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra lần đầu vào năm 2003 nhằm công bố Báo cáo môi trường kinh doanh của các quốc gia năm 2004. Việc xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí bao gồm: i) Khởi nghiệp kinh doanh; (ii) Tiếp cận tín dụng; (iii) Bảo vệ các nhà đầu tư; (iv) Nộp thuế; (v) Giao thương, thương mại qua biên giới; (vi) Xin cấp phép xây dựng, (vii) Bảo vệ quyền tài sản, (viii) Đảm bảo thực hiện hợp đồng; (ix) Tiếp cận điện năng; (x) Giải quyết tình trạng phá sản. Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới hàng năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: công bố này công khai xếp hạng mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh tại 190 quốc gia cũng như tính toán chỉ số thuận lợi kinh doanh quốc gia (EDBI), làm tham chiếu cho các nhà đầu tư trên toàn cầu. - Năng lực cạnh tranh toàn cầu: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một bản tin hàng năm được đưa ra bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), lần đầu vào năm 1979. Trong báo cáo này có công bố Chỉ số cạnh tranh quốc gia (GCI - Global Competitiveness Index) được đánh giá trên cơ sở 3 nhóm yếu tố chính (từ năm 2007) gồm: (i) Yêu cầu căn bản (thể chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản - y tế); (ii) Các yếu tố nâng cao hiệu suất (giáo dục và đào tạo bậc cao, hiệu quả trên thị trường lao động, hiệu quả trên thị trường hàng hóa, sự phát triển của hệ thống tài chính, trình độ công nghệ, quy mô thị trường); (iii) Các yếu tố sáng tạo và phát triển (trình độ 238 kinh doanh, năng lực đổi mới sáng tạo). Các chỉ số này cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế, từ đó giúp các nhà đầu tư xác định cơ hội và thách thức khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chỉ số nhận thức về tham nhũng (CPI): đây là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Được công bố hàng năm bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ số CPI xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên cơ sở cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ số này có ý nghĩa trọng trong việc đánh giá môi trường đầu tư trong sạch, lành mạnh, đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư kinh doanh liêm chính. - Xếp hạng rủi ro quốc gia: xếp hạng rủi ro hay tín nhiệm quốc gia do các hãng xếp hạng tín nhiệm rủi ro quốc tế như Moody‟s, Standards and Poor‟s, Fitch hay International contry risk guide đánh giá, cho biết mức độ rủi ro/ tín nhiệm của môi trường đầu tư của các nước. Xếp hạng rủi ro quốc gia còn được dùng để hấp dẫn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhiều quốc gia đều mong muốn các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá tín nhiệm cao (hoặc rủi ro ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Môi trường đầu tư kinh doanh Vai trò của chính phủ Cải thiện môi trường đầu tư Cải thiện thủ tục hành chính Chỉ số đo lường môi trường đầu tưGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu khả năng cạnh tranh khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa và một số vấn đề đặt ra
12 trang 53 0 0 -
Thuyết trình Kinh tế vĩ mô: Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
33 trang 50 0 0 -
8 trang 42 0 0
-
Bài giảng kinh tế học công cộng - Chương 2
39 trang 40 0 0 -
Ebook Quảng Ninh 30 năm đổi mới cùng đất nước (1986-2016): Phần 1
300 trang 34 0 0 -
Bài giảng Tài chính công 1: Bài 1 - ThS. Phạm Xuân Hòa
36 trang 30 0 0 -
Bài giảng kinh tế học công cộng - Chương 3
45 trang 24 0 0 -
Bài giảng Kinh tế công cộng: Chương 3 - Lý Hoàng Phú
9 trang 24 0 0 -
Phát triển kinh doanh Việt Nam 2006: Phần 1
75 trang 22 0 0 -
Hoạt động hòa giải thương mại tại tỉnh Thừa Thiên Huế
6 trang 21 0 0