Danh mục

Môi trường giáo dục - Chương 2 - Phần 2

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 300.49 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc trưng nổi bật của sinh viên sư phạm trong quá trình giao tiếp là tính định hướng giáo dục, sự chuẩn mực trong ngôn ngữ và biểu cảm đối với đối tượng giao tiếp. Đây cũng là ảnh hưởng nghề nghiệp tất yếu của họ với những người xung quanh. III. MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ GIÁO DỤC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Môi trường luôn biến đổi bởi sự tác động của chính các nhân tố trong hệ thống. Đồng thời, các yếu tố bên ngoài cũng tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống, thậm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường giáo dục - Chương 2 - Phần 2nội dung, phương thức giao tiếp, thời gian giao tiếp củasinh viên sư phạm là biểu hiện sinh động nhất về phongcách giao tiếp của họ. Đặc trưng nổi bật của sinh viên sưphạm trong quá trình giao tiếp là tính định hướng giáo dục,sự chuẩn mực trong ngôn ngữ và biểu cảm đối với đốitượng giao tiếp. Đây cũng là ảnh hưởng nghề nghiệp tấtyếu của họ với những người xung quanh. III. MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ GIÁO DỤC TRONGNỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Môi trường luôn biến đổi bởi sự tác động của chính cácnhân tố trong hệ thống. Đồng thời, các yếu tố bên ngoàicũng tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống, thậm chí đếntừng yếu tố của các nhân tố trong hệ thống. Hiện nay, phạmvi không gian trường học được mở ra bởi “ trường họckhông tường”, phạm vi không gian lớp học xuyên lục địavà không đóng khung trong các bức tường như trước. Thậmchí đã xuất hiện tình hình là hoạt động trong lớp học chịusự chi phối trực tiếp của thị trường nhân lực cả về mục tiêu,nội dung và phương pháp. Ví dụ như đối với các lớp họcngoại ngữ, huấn luyện kĩ năng cho các đối tượng đi laođộng ở nước ngoài. Như vậy, chúng ta không nên có suynghĩ sai lầm là phát triển môi trường giáo dục tách ra khỏisự sôi động của kinh tế thị trường. Sự ảnh hưởng mạnh củakinh tế thị trường đến môi trường giáo dục có tác dụng làlàm cho con người năng động hơn, do đó cũng đòi hỏi nộidung và phương pháp giáo dục buộc phải đổi mới nếu môhình giáo dục đào tạo nào đó muốn tồn tại và phát triển.Trong các hệ thống môi trường giáo dục hiện nay, dù muốnhay không ít nhiều phải chấp nhận các tác động của kinh tếthị. trường kể cả tích cực và hạn chế của nó. Nền kinh tế thị trường với sự năng động vốn có của nó 63đã làm rung chuyển căn nhà giáo dục vốn từ lâu đóng cửakín. Lần đầu tiên, người ta đã biết bỏ tiền ra để được họcngười thầy giỏi hơn. Những cách tiếp thị của thị trường đãđến với giáo dục từ phương thức du học đến các phươngthức quảng cáo luyện thi... đã phản ánh một thực tế là môitrường sư phạm đã nhuốm màu của thị trường. Nhưng vấnđề này cần nhìn rộng hơn ở chỗ: Thị trường nhân lực, thịtrường lao động là những khái niệm đáng để các trường đạihọc quan tâm bởi nếu không quan tâm đến vấn đề này thìcác trường sẽ tự đánh mất mình. Hoặc, việc tuân theo quyluật cung - cầu như thế nào cũng là một tiêu chí để xác địnhvị trí, sứ mạng của các trường trong bối cảnh toàn cầu hoá.Việc giải quyết mâu thuẫn giữa định hướng mang tínhnguyên tắc của hệ thống giáo dục và dạy học với các yêucầu có tính tự do (ít nhiều có tính vô nguyên tắc ở giai đoạnđầu của thị trường) sẽ tác động mạnh đến việc viết tài liệugiáo trình, cách giảng dạy và cách đánh giá trong cáctrường đại học hiện nay. Những tác động tích cực của thị trường đối với giáo dục(đặc biệt là những đòi hỏi về chất lượng đào tạo) cũng gópphần làm lung lay những bộ phận lạc hậu của giáo dục hiệntại. Chẳng hạn, với sự ra đời của hệ thống giáo dục ngoàicông lập, nhu cầu được đóng góp cho giáo dục (theo tinhthần xã hội hoá giáo dục) đã thể hiện rõ quy luật cung -cầu, giá thành - lợi ích trong giáo dục. Trong những tranhluận gần đây, các nhà chiến lược giáo dục đang còn bàn cãivề việc có thị trường giáo dục hay không (hiểu trong phạmvi kinh tế học giáo dục), hay thị trường hoá giáo dục theokiểu kinh doanh giáo dục như một số nước âu - Mỹ.Chương trình giáo dục phải được thay đổi căn bản từ triết lívì cuộc sống nhiều hơn, giá trị thực tiễn cần được coi trọngđể những nội dung giáo dục của nhà trường đáp ứng được 64những đòi hỏi của xã hội. Dù sao thì tác động tích cực củakinh tế thị trường đến hệ thống giáo dục, kể cả yếu tố bêntrong và bên ngoài là nổi trội, là tất yếu theo quy luật kháchquan, còn những tác động xấu đến môi trường giáo dụccũng là điều khó tránh khỏi, vấn đề ở chỗ là “ màng lọc”của giáo dục có bị biến dạng theo hay không. Sự tác động của kinh tế thị trường đến môi trường vănhoá giáo dục và tác động mạnh đến cả hệ thống quan hệcủa môi trường văn hoá giáo dục. Sự tác động ấy thể hiện ởhai mặt: ảnh hưởng xung quanh môi trường hoạt động củanhà trường với sự tác động về bề nổi dễ nhận ra. Đồng thờilà sự ảnh hưởng tác động vào các mối quan hệ vốn xưa nayrất bền chắc, đó là quan hệ thầy trò, quan hệ đồng nghiệp,quan hệ tình bạn, tình yêu... trong nhà trường sư phạm, đãcó nơi xuất hiện xu hướng “ thương mại hoá” các quan hệđó Có ý kiến cho rằng, hệ thống giáo dục quốc dân cầnphải được bao cấp toàn bộ bởi tầm quan trọng của nhiệmvụ giáo dục con người. Ý kiến này cũng gợi ra cho các nhàhoạch định chính sách vĩ mô quan tâm đến các quyết địnhgiáo dục trước hiện trạng có sự suy thoái nhân cách conngười. Điều này càng thúc bách quá trình nghiên cứu cácvấn đề của khoa học giáo dục cần phải có các kết luận mới,sắc bén, kế thừa và hiện đại. Ở phương diện chất lượng dạy học, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: