Danh mục

Một cách tiếp cận về bản chất đạo đức nghề giáo trong bối cảnh hiện nay

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 670.21 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghề giáo là một nghề đặc biệt - “nghề trồng người” nên được cả xã hội quan tâm, tôn vinh và đòi hỏi rất cao không chỉ về chuyên môn mà còn cả sự mẫu mực về đạo đức. Tôn sư trọng đạo là truyền thống, nét đẹp bao đời nay của dân tộc ta, người thầy được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò noi theo. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một cách tiếp cận về bản chất đạo đức nghề giáo trong bối cảnh hiện nay VJE Tạp chí Giáo dục, Số 485 (Kì 1 tháng 9/2020), tr 61-64 ISSN: 2354-0753 MỘT CÁCH TIẾP CẬN VỀ BẢN CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ GIÁO TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Nguyễn Ngọc Bích+, Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang Nguyễn Ngọc Nhã Phương +Tác giả liên hệ ● Email: nguyenbichcths@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 29/4/2020 Teachers are the subjects that play an important role in the process of Accepted: 31/7/2020 implementing the fundamental and comprehensive renewal of education and Published: 05/9/2020 training in our country nowadays. Professional ethics of teaching staff play a very important role, contributing to the quality and effectiveness of Keywords pedagogical activities. In this context, every teacher should always cultivate teacher, teacher ethics, professional ethics to deserve the honor and belief of society. This paper teaching career ideal, discusses the necessity and content of fostering the ethical standards of teaching ethics, teaching art. teachers to meet the requirements of current practice.1. Mở đầu Nghề giáo là một nghề đặc biệt - “nghề trồng người” nên được cả xã hội quan tâm, tôn vinh và đòi hỏi rất caokhông chỉ về chuyên môn mà còn cả sự mẫu mực về đạo đức. Tôn sư trọng đạo là truyền thống, nét đẹp bao đời naycủa dân tộc ta, người thầy được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức,nhân cách để học trò noi theo. Ngày nay, quan tâm đến người thầy là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của mỗingười chúng ta. Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT hiện nay, nhà giáo là một chủ thể quan trọng, có vai tròquyết định đến chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp giáo dục. Sứ mạng thiêng liêng của nhà giáo là dạy dỗ, truyền đạtkiến thức được đúc kết từ đời này sang đời khác cho học sinh, giúp xã hội tồn tại và không ngừng phát triển. Vì vậy,bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình yêu nghề nghiệp, nhà giáo luôn phải là tấm gương đạo đức mẫu mực đểtrò học hỏi và noi theo. Ngày 21/10/1964, trong buổi nói chuyện với giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song nhữngngười thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh” (Ban Bí thư Trung ương Đảng, 2011, tr 402-403). Kinh tế thị trường bên cạnh những tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH của đất nước cũng đồng thời cónhững tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội, trong đó có đạo đức nhà giáo. Việc một vài giáo viên có hành vi vi phạmđạo đức nghề nghiệp trong thời gian gần đây đã gây bức xúc trong dư luận xã hội, tổn hại đến hình ảnh tốt đẹp củanhà giáo Việt Nam. Thực tiễn đòi hỏi các nhà giáo bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn còn phải khôngngừng nâng cao nhận thức, tu dưỡng, thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề giáo trong các mối quan hệ của ngườithầy với công việc, đồng nghiệp, học trò, với các tổ chức đoàn thể, phụ huynh, với nhân dân, để xứng đáng sự tinyêu của xã hội, của học trò, xứng đáng với danh hiệu “Nhà giáo là những kĩ sư tâm hồn”.2. Kết quả nghiên cứu Đạo đức nhà giáo là tổng thể các mối quan hệ giữa lí tưởng nghề giáo, đạo đức nghề giáo và kĩ thuật/nghệ thuậtdạy học, nghĩa là một nhà giáo chân chính không chỉ yêu nghề, phấn đấu hi sinh vì lí tưởng nghề nghiệp mà còn phảicó đầy đủ phẩm chất, năng lực của một nhà giáo cũng như phải có kĩ năng, phương pháp để thực hiện hiệu quả nhiệmvụ dạy học, giáo dục. Để nâng cao đạo đức nghề giáo, cần nhận thức đầy đủ bản chất và giải quyết tốt mối quan hệ giữa 3 thành tố nàycủa đạo đức nghề giáo, từ đó tìm ra biện pháp thích hợp để củng cố, phát triển chúng trong tác động của kinh tế thịtrường cùng những yêu cầu đổi mới toàn diện GD-ĐT ở nước ta hiện nay.2.1. Về lí tưởng nghề dạy học Đào tạo thế hệ trẻ là lí tưởng mà các nhà giáo theo đuổi với tình yêu con trẻ, niềm tự hào về giá trị lao động củamình là trồng người, ươm mầm cho những thế hệ tương lai của đất nước. Lí tưởng đó thể hiện bởi niềm say mê nghềnghiệp, lòng yêu trẻ, lương tâm nghề nghiệp, tận tụy hi sinh với công việc, tác phong làm việc cần cù, trách nhiệmcao, lối sống giản dị và thân tình,… giúp nhà giáo có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn về vật chất và tinh thầnđể hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, lí tưởng đó sẽ để lại những dấu ấn đậm nét trong tâm trí học trò, có tác dụnghướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 61 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 485 (Kì 1 tháng 9/2020), tr 61-64 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: