Danh mục

Một số bài toán thực tế liên quan đến hình chữ nhật

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 397.49 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã trình bày khái niệm về hình chữ nhật và liên hệ với hình chữ nhật trong thực tế. Từ đó xây dựng một số bài toán thực tế liên quan đến hình chữ nhật ở chương trình tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số bài toán thực tế liên quan đến hình chữ nhật MỘT SỐ BÀI TOÁN THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH CHỮ NHẬT Lê Nguyễn Hạnh Nguyên 1; Trần Thanh Phong2 1. Lớp D20GDTH07, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Theo chương trình giáo dục phổ thông môn toán về mục tiêu cấp Tiểu học giúp học sinh cónhững kiến thức và kỹ năng toán học cơ bản ban đầu thiết yếu về số và phép tính, Hình học và Đolường, Thống kê và Xác suất. Phần Hình học và Đo lường ở bậc Tiểu học giúp học sinh quan sát,nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khốitrong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; pháttriển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tế đơn giản gắn với Hình học và Đolường (với các đại lượng đo thông dụng). Hình học góp phần phát triển trí tưởng tượng cho học sinh,phát triển năng lực tư duy, phát huy khả năng áp dụng kiến thức hình học vào thực tế cuộc sống.Trong bài viết này, chúng tôi trình bày nội dung hình chữ nhật ở bậc tiểu học và một số bài toán thựctế liên quan đến hình chữ nhật. Từ khóa: Hình chữ nhật, bài toán thực tế, hình học và đo lường.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Toán học là một môn học quan trọng và có vai trò to lớn trong việc phát tư duy, trí tuệ, pháttriển kỹ năng logic và sáng tạo. Cùng với sự đổi mới trong giáo dục Tiểu học về nội dung và phươngpháp dạy học mà trong đó các bài toán thực tế được quan tâm. Việc áp dụng lồng ghép những bài toán thực tế vào dạy học toán cho học sinh Tiểu học là rấtcần thiết, nhằm gây hứng thú và tăng khả năng tư duy của học sinh. Nếu các em được tiếp xúc càngsớm và càng nhiều với các bài toán thực tế sẽ giúp trí não được phát triển sớm hơn và vận dụng đượctối đa, giúp có một nền kiến thức sâu và vững chắc. Trong dạy học, nếu giáo viên biết cách sáng tạo, linh hoạt tùy thuộc vào nội dung để tạo tìnhhuống, thiết kế nội dung dạy học với nhiều bài toán thực tế hấp dẫn thì từ đó sẽ thu hút và giúp họcsinh hứng thú hơn.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông toán năm 2018, các tài liệu; thảo luận với giảngviên toán học và các bạn; sử dụng các phương pháp cơ bản của toán học như là phân tích tổng hợpquy nạp toán học. Từ đó, chúng tôi xây dựng một số bài toán kèm theo lời giải chi tiết.3. NỘI DUNG 3.1. Hình chữ nhật trong bậc học Tiểu học 3.1.1. Định nghĩa hình chữ nhật Hình chữ nhật có 4 đỉnh, 4 góc vuông, 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn có độ dàibằng nhau. Độ dài cạnh dài gọi là chiều dài, độ dài cạnh ngắn gọi là chiều rộng. 285 Hình chữ nhật ABCD (Hình 1) có:  4 đỉnh, 4 cạnh và 4 góc vuông;  2 cạnh dài AB và DC có độ dài bằng nhau, viết là AB = DC. Hai cạnh ngắn AD và BC có độdài bằng nhau, viết là AB = BC. Ta cũng có thể bắt gặp rất nhiều hình chữ nhật trong cuộc sống hằng ngày: bảng đen là hình chữnhật, mặt bàn là hình chữ nhật, quyển vở là hình chữ nhật, tivi có hình chữ nhật,… 3.1.2. Công thức chu vi hình chữ nhật Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhânvới 2. Giả sử cho hình chữ nhật ABCD (hình 2): Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 5+3+5+3 = 16 (cm). Hoặc (5+3) x 2 = 16 (cm). 3.1.2. Công thức diện tích hình chữ nhật Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). Hình 3 Hình chữ nhật ABCD (Hình 3) có: 4 x 3 = 12 (ô vuông). Diện tích mỗi ô vuông là 1cm2. Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 4 x 3 = 12 (cm2). 3.1.2. Liên hệ với hình chữ nhật trong thực tế Trong cuộc sống hằng ngày học sinh được tiếp xúc với rất nhiều hình chữ nhật với mọi kíchthước khác nhau như mặt bàn, tivi, tủ lạnh, hộp đựng khăn giấy, máy tính,… 286 Ứng dụng của hình chữ nhật trong thực tế: Hình chữ nhật là một hình học có các đặc điểm đốixứng và góc vuông, nên có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Dưới đây là một vài ứng dụng của hìnhchữ nhật:  Kiến trúc: Hình chữ nhật được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc. Nhiều công trình như nhà ở,toà nhà, và cầu đường được thiết kế dựa trên hình dáng chữ nhật.  Công nghệ: Trong công nghệ, hình chữ nhật được sử dụng để thiết kế các công cụ, thiết bị vàmáy móc. Ví dụ, màn hình máy tính, bàn phím, và hộp đựng thiết bị điện tử thường có hình dạng chữnhật.  Thương mại: Hình chữ nhật cũng được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại. Vídụ, các cửa hàng và siêu thị thường sử dụng giá kệ hình chữ nhật để trưng bày hàng hóa. Hình dángchữ nhật cũng được sử dụng trong việc thiết kế các bảng hiệu quảng cáo. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: