Danh mục

Một số biện pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 675.93 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập quá trình phát triển và những hạn chế, bất cập của đội ngũ giáo viên phổ thông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long; từ đó, các tác giả đề xuất một số biện pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm triển khai CTGDPT ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo tính đồng bộ, sát thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong bối cảnh mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(6), 45-50 ISSN: 2354-0753 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊNNHẰM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Hồ Văn Thống1,+, Trường Đại học Đồng Tháp Nguyễn Văn Đệ, +Tác giả liên hệ ● Email: hvthong@dthu.edu.vn Phan Trọng Nam Article history ABSTRACT Received: 20/12/2022 In the process of implementing the 2018 General Education Curriculum, one Accepted: 15/02/2023 of the key factors is the quality of the teaching staff. The article conducted by Published: 20/3/2023 a research team of Dong Thap University shows that among high school teachers in the Mekong Delta region, there are still some limitations Keywords concerning their quality such as: Lack of self-training awareness; Limited Management measures, the professional competence; Insufficient capacity to apply information 2018 General Education technology to the teaching; Insufficient research capacity to fulfill the Curriculum, teachers, requirements of educational innovation. From the above limitations, the students author proposes a number of measures to implement the 2018 General Education Curriculum in the Mekong Delta to ensure consistency and connectedness to local reality, contributing to improving the efficiency of this mission.1. Mở đầu Trong quá trình thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018, nhân tố giữ vị trí thenchốt, quyết định chính là chất lượng đội ngũ giáo viên (ĐNGV) và CBQL giáo dục. Vị thế của người thầy cũng chínhlà vị thế của giáo dục, là vị thế của các nhà trường và ngược lại. “Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn caoquá tầm những GV làm việc cho nó” (Raja Roy Singh, 1990). Có thể thấy, GV giữ vai trò quyết định trong quá trìnhdạy - học và định hướng lại giáo dục; chất lượng GV là yếu tố then chốt làm nên thương hiệu của một trường học.Theo đó, để thực hiện tốt hoạt động dạy học ở trường phổ thông, đòi hỏi GV cần đáp ứng được nhiều năng lực khácnhau như: năng lực khoa học, năng lực hiểu trình độ HS, năng lực thiết kế tài liệu học tập, năng lực ngôn ngữ, nănglực nắm vững kĩ thuật dạy học. Đây chính là ẩn số của bài toán phát triển đội ngũ, đòi hỏi chúng ta cần sớm tìm lờigiải để khắc phục những bất cập, hạn chế đang tồn tại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Bài báo đề cập quá trìnhphát triển và những hạn chế, bất cập của ĐNGV phổ thông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); từ đó, cáctác giả đề xuất một số biện pháp đào tạo, bồi dưỡng GV nhằm triển khai CTGDPT ở vùng ĐBSCL đảm bảo tínhđồng bộ, sát thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong bối cảnh mới.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu2.1.1. Quan điểm nghiên cứu - Tiếp cận quan điểm hệ thống: Triển khai thực hiện CTGDPT là các quan hệ giữa người dạy và người học; giữamục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục; sự thay đổi một yếu tố sẽ kéo theo thayđổi các yếu tố khác. Đồng thời, triển khai thực hiện CTGDPT chịu sự chi phối trực tiếp, thường xuyên của môitrường học tập và đến lượt mình, kết quả giáo dục lại phục vụ cho quá trình học tập của HS (Hồ Văn Thống vàNguyễn Văn Đệ, 2022). - Tiếp cận quan điểm phát triển: Tính khách quan của hoạt động triển khai thực hiện CTGDPT được quy địnhbởi sự phát triển của nhận thức ở mỗi GV; các phẩm chất và năng lực của GV trở thành động lực thúc đẩy sự pháttriển quá trình giáo dục. Đồng thời, quá trình giáo dục luôn luôn vận động và phát triển, cần có sự kế thừa và dự báotương lai; đặc biệt, trong bối cảnh đổi mới giáo dục và thực hiện CTGDPT 2018. Do vậy, phát triển phẩm chất, nănglực của GV không thể không cân nhắc đến sự kế thừa và dự báo cho quá trình phát triển bền vững. - Tiếp cận quan điểm hoạt động: Phẩm chất và năng lực của GV được biểu hiện qua hoạt động; những biểu hiệncủa quá trình và sản phẩm hoạt động được xem là những căn cứ để đánh giá phẩm chất và năng lực của GV. Do vậy, 45 VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(6), 45-50 ISSN: 2354-0753phát triển phẩm chất và năng lực của GV là điều kiện cần thiết để triển khai có hiệu quả CTGDPT (Hồ Văn Thốngvà Nguyễn Văn Đệ, 2022). - Tiếp cậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: