Danh mục

Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông trước yêu cầu đổi mới giáo dục

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 712.73 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung nêu và phân tích 7 biện pháp cơ bản sau đây: (1) Khảo sát nhu cầu, phân loại đối tượng, lập kế hoạch bồi dưỡng sát với yêu cầu và năng lực của GV;(2) Phân công và phân cấp bồi dưỡng một cách rõ ràng;(3) Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thiết thực, chuyên sâu và dựa trên nhu cầu của GV; (4) Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông trước yêu cầu đổi mới giáo dụcHNUE JOURNAL OF SCIENCEDOI: 10.18173/2354-1075.2019-0024Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 63-73This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnMỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤCPhạm Thị Kim AnhViện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên (GV) để “đónđầu” thực hiện chương trình giáo dục (CTGD) phổ thông mới đang là một trongnhững vấn đề trọng tâm và cấp bách nhằm trang bị cho đội ngũ GV có đủ năng lựcđáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục (GD). Để góp phần nâng cao chất lượng côngtác bồi dưỡng GV, trong bài báo này chúng tôi tập trung nêu và phân tích 7 biện phápcơ bản sau đây: (1) Khảo sát nhu cầu, phân loại đối tượng, lập kế hoạch bồi dưỡngsát với yêu cầu và năng lực của GV;(2) Phân công và phân cấp bồi dưỡng một cáchrõ ràng;(3) Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thiết thực, chuyên sâu và dựatrên nhu cầu của GV; (4) Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng; (5)Đổi mới công tác quản lí bồi dưỡng; (6)Sử dụng đội ngũ giảng viên sư phạm cốt cán,phát huy thế mạnh của các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng GV; (7) Nângcao ý thức, trách nhiệm tự học, tự bồi dưỡng của GV, có sự hướng dẫn của các GVcốt cán và chuyên gia giáo dục. Những biện pháp này là những thành tố quan trọngkhông thể thiếu được trong công tác bồi dưỡng.Từ khóa: Biện pháp, chất lượng, bồi dưỡng giáo viên, THPT, đổi mới giáo dục.1.Mở đầuTheo “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông thực hiện chương trình, sách giáokhoa giáo dục phổ thông mới” ban hành tháng 5/2018, Bộ GD&ĐT yêu cầu: “Bảo đảmtất cả GV cơ sở GDPT trên cả nước hoàn thành chương trình bồi dưỡng trước thời gianbắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới. Kế hoạch được thựchiện tuần tự đối với từng cấp học. Đối với cấp THPT, GV được bồi dưỡng từ năm học2021-2022 [6; tr.1]Mục đích của bồi dưỡng là giúp các GV bổ sung kịp thời các kiến thức, kĩ năng,phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, và có thể phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ phùhợp với yêu cầu của chương trình GDPT mới đòi hỏi. Sự phát triển đó thể hiện ở nhữngthay đổi của bản thân người GV trong thực tế hoạt động nghề nghiệp. Những thay đổi đóbao gồm cả về thái độ, nhận thức và hành vi dạy học, giáo dục theo yêu cầu mới.Vậy làm thế nào để công tác bồi dưỡng GV đạt được mục đích như trên? Điều này rấtNgày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019.Tác giả liên hệ: Phạm Thị Kim Anh. Địa chỉ e-mail: anhptk@hnue.edu.vn63Phạm Thị Kim Anhcần có những thay đổi bứt phá trong quan điểm chỉ đạo cũng như việc tổ chức bồi dưỡngGV. Theo Nguyễn Vinh Hiển: Phải kế thừa, phát huy những bài học kinh nghiệm đã có;khắc phục các hạn chế, yếu kém; đồng thời cần đổi mới đối với tất cả các thành tố: mụctiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, công tác quản lívà những điều kiện thực hiện phù hợp” [9; tr1].Để góp phần nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng GV, trong bài báo này chúngtôi tập trung vào đổi mới các thành tố trong khâu bồi dưỡng GV, nhất là trong tổ chức vàquản lí bồi dưỡng2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khảo sát nhu cầu, phân loại đối tượng, lập kế hoạch bồi dưỡng sát vớiyêu cầu và năng lực của giáo viênCác nghiên cứu [2, 3, 10, 11, 13] đã chỉ ra rằng: Việc bồi dưỡng GV phổ thông trongnhững năm qua tuy đã có nhiều đổi mới, từ nội dung tới cách thức tổ chức và đã góp phầnnâng cao năng lực cho đội ngũ GV.Tuy nhiên, còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và chưađem lại những hiệu quả thiết thực. Theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản là khi thiết kế vàtổ chức các chương trình bồi dưỡng chưa đánh giá và xác định được nhu cầu cần bồidưỡng của GV, chưa hiểu rõ GV đang thiếu gì, cần bồi dưỡng nội dung gì và bồi dưỡngthế nào? Dẫn đến tình trạng bồi dưỡng áp đặt, đồng loạt, đại trà cho mọi đối tượng GVvới những nội dung định sẵn, không sát với thực tế. Điều này khiến cho nhiều GV thiếutin tưởng vào hiệu quả các chương trình bồi dưỡng và buộc phải trải qua những khoá bồidưỡng vô bổ, ít có tác dụng [3]. Lí luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, nhu cầu bồi dưỡng củaGV rất đa dạng, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng cụ thể cũng như trình độ năng lực củamỗi GV. Đặc biệt, số năm kinh nghiệm giảng dạy có tương quan tỷ lệ nghịch với nhu cầucần được bồi dưỡng. Không có nhu cầu nào là chung cho mọi GV. Vì vậy, công việc đầutiên là phải tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu để thấy rõ cái đang cần, đang thiếu vàđang yếu của GV. Từ đó phân loại đối tượng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho sát vớiyêu cầu thực tiễn của GV.Để làm tốt điều này, cần phải thực hiện các việc sau:- Thứ nhất, xây dựng phiếu điều tra, tiến hành khảo sát năng lực và nhu cầu của GVở trường THPT. Qua việc trả lời những câu hỏi cụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: