Danh mục

Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học nội dung 'Lượng giác' ở trung học phổ thông

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.34 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm nghiên cứu các biện pháp dạy học tích cực nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực giao tiếp toán học. Dưới đây, sau khi đưa ra một số khái niệm, tác giả đề xuất các biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học nội dung “Lượng giác” ở THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học nội dung “Lượng giác” ở trung học phổ thông VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(16), 12-16 ISSN: 2354-0753 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG “LƯỢNG GIÁC” Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; 1 Đỗ Thị Trinh1,+, 2Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội Đinh Tiến Nguyện2 + Tác giả liên hệ ● Email: dothitrinh@gmail.com Article history ABSTRACT Received: 15/5/2022 As stated in the 2018 Mathematics General Education Program, the Accepted: 30/6/2022 competency to communicate in mathematics is one of the core mathematical Published: 20/8/2022 competencies that need to be formed and developed for students in the process of teaching Mathematics. This study proposes 3 measures to develop Keywords mathematical communication competence for students in teaching the content Measures, mathematical of Trigonometry in high schools. These measures have a close relationship, communication competence, complement each other, ensure logic; Therefore, teachers need to flexibly trigonometry, high school apply measures, contributing to the effective implementation of the development of mathematical communication capacity for students, and improving the quality of teaching Mathematics in high schools. 1. Mở đầu Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở nước ta hiện nay là “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Trong đó năng lực giao tiếp toán học (NLGTTH) là một trong những năng lực cơ bản, cần được hình thành và phát triển cho HS THPT (Bộ GD-ĐT, 2018). Việc nắm vững tri thức và phát triển NLGTTH cho HS có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Nhờ có tri thức trong học tập mà HS có được vốn ngôn ngữ, tự tin trong giao tiếp; ngược lại, thông qua giao tiếp mà việc lĩnh hội, củng cố tri thức được hình thành nhanh chóng và hiệu quả. Môn Toán là môn học có tính trừu tượng cao, vì thế đòi hỏi ở HS rất nhiều về năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp và có khả năng tìm tòi, sáng tạo để nắm vững kiến thức. Nội dung “Lượng giác” được coi là một chủ đề khó và quan trọng trong chương trình phổ thông, có nhiều ứng dụng trong Hình học và các môn học khác. Tuy nhiên, nhiều HS còn gặp khó khăn khi học chủ đề này như: chưa hiểu rõ ý nghĩa của các hàm số lượng giác, chưa biến đổi thành thạo các hàm số lượng giác, chưa có kĩ năng giải toán,… Do vậy, GV cần nghiên cứu các biện pháp dạy học tích cực nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho HS, trong đó có NLGTTH. Dưới đây, sau khi đưa ra một số khái niệm, chúng tôi đề xuất các biện pháp phát triển NLGTTH cho HS trong dạy học nội dung “Lượng giác” ở THPT. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Năng lực Theo Từ điển tiếng Việt: năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó hoặc phẩm chất tâm lí và sinh lí, tạo cho con người khả năng hoàn thành một công việc với chất lượng cao (Hoàng Phê, 2008). Theo Phạm Minh Hạc (1992): Năng lực chính là một tổ hợp đặc điểm tâm lí của con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lí của một nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đó. Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể (Hoàng Hòa Bình, 2016). Có rất nhiều quan niệm khác nhau về năng lực. Trong bài báo này, chúng tôi đồng nhất với quan điểm của Bộ GD-ĐT (2018): Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. 12 VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(16), 12-16 ISSN: 2354-0753 2.1.2. Năng lực giao tiếp toán học Wilson (2009) đã đề xuất GV cần tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực giao tiếp ở cả hình thức nói và viết: Mức độ hiểu biết của HS sẽ tăng lên khi họ được trình bày ý tưởng của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: