Danh mục

Một số biện pháp quản lí xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở địa bàn có nhiều đồng bào theo đạo Thiên chúa huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.12 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá tổng quan thực trạng của việc quản lí xã hội hóa giáo dục ở các trường THCS địa bàn có nhiều đồng bào theo đạo thiên chúa ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nói riêng, qua đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lí xã hội hóa giáo dục ở các trường THCS địa bàn này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp quản lí xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở địa bàn có nhiều đồng bào theo đạo Thiên chúa huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỊA BÀN CÓ NHIỀU ĐỒNG BÀO THEO ĐẠO THIÊN CHÚA HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH Nguyễn Cao Nguyên Trường Trung học cơ sở Yên Lộc Tóm tắt: Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Vấn đề này đã được nghiên cứu và đề cập trong nhiều văn kiện, nhiều tác phẩm của các nhà khoa học và nhà quản lí. Đây cũng là chủ trương phát triển giáo dục được thực hiện từ nhiều năm qua. Bài viết đánh giá tổng quan thực trạng của việc quản lí xã hội hóa giáo dục ở các trường THCS địa bàn có nhiều đồng bào theo đạo thiên chúa ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nói riêng, qua đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lí xã hội hóa giáo dục ở các trường THCS địa bàn này. Từ khóa: Xã hội hóa giáo dục, THCS, đạo thiên chúa. Nhận bài ngày 11.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.6.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Cao Nguyên; Email: nguyenthcsyl@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là chủ trương phát triển giáo dục được thực hiện từnhiều năm qua. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường Trung học cơ sở (THCS) đượcthu nhận học sinh (HS) từ 11 đến 15 tuổi và có từ lớp 6 đến lớp 9. Đây là cấp học nối liềncấp Tiểu học và cấp Trung học phổ thông (THPT). Trường THCS gắn liền với địa bàn dâncư xã (thị trấn) và được sự giúp đỡ tạo điều kiện của chính quyền địa phương. Tinh thầnXHHGD THCS được thể hiện trong việc áp dụng chương trình giáo dục, phương thức giáodục chính quy hoặc không chính quy, khi người học không thể tham gia chương trìnhTHCS theo phương thức giáo dục chính quy có thể học chương trình THCS theo phươngthức không chính quy (bổ túc). XHHGD không những có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình nâng cao mặt bằngdân trí, tạo nguồn lực lao động có chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa(CNH - HĐH) đất nước, mà còn tạo ra sự chuyển biến có tính cách mạng trong các tầnglớp nhân dân về vai trò, vị trí của sự nghiệp giáo dục THCS đối với tương lai của đất nước.Bên cạnh đó, quá trình này sẽ tạo nên những điều kiện vật chất để nâng cao chất lượngTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 129giáo dục phổ thông (GDPT), huy động được các nguồn lực, tiềm năng của xã hội, khắcphục khó khăn của quá trình phát triển giáo dục, tạo ra sự công bằng, dân chủ trong hưởngthụ và trách nhiệm phát triển giáo dục và góp phần nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước vềgiáo dục Quản lí XHHGD còn nằm ở việc tuyên truyền vận động hiệu quả các lực lượng xã hộitham gia đẩy mạnh XHHGD. Nội dung quản lí XHHGD địa bàn có nhiều đồng bào theođạo Thiên chúa gồm khảo sát các nguồn lực của địa phương, xác lập chủ trương và xâydựng kế hoạch, triển khai thực hiện và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng xã hội, trongđó quan trọng là các chức sắc đạo Thiên chúa trên địa bàn. Đồng thời có biện pháp quản líhiệu quả những nguồn lực huy động được. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạtđộng này, đó là các yếu tố thuộc về điều kiện thực tế tại địa phương và các yếu tố thuộc vềnhà trường. Trong đó, sự ủng hộ của bà con giáo dân và các chức sắc đạo Thiên chúa là rấtquan trọng. Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình được biết đến với vai trò trung tâm của xứ đạo PhátDiệm, nay là giáo phận Phát Diệm với mật độ dày đặc các nhà thờ công giáo. Kim Sơn làhuyện có số người tham gia các tôn giáo khá đông, hiện nay ở địa bàn có hai tôn giáo chínhlà Phật giáo và Thiên chúa giáo. Người dân theo đạo Thiên chúa chiếm khoảng 49% dân sốtoàn huyện. Nghiên cứu này thông qua việc đánh giá tổng quan thực trạng của việc quản líXHHGD ở các trường THCS trên địa bàn có nhiều đồng bào theo đạo thiên chúa ở huyệnKim Sơn, tỉnh Ninh Bình để đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lí XHHGDphù hợp.2. NỘI DUNG2.1. Thực trạng quản lí xã hội hoá giáo dục ở các trường THCS địa bàn có nhiều đồngbào theo đạo Thiên chúa ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình Nhìn chung, trong thời gian gần đây XHHGD THCS đã được thực hiện khá bài bản vàthu được nhiều kết quả tốt trên địa bàn huyện. Các lực lượng xã hội, trong đó có các chứcsắc của đạo Thiên chúa đã tích cực ủng hộ chủ trương XHHGD. Hoạt động XHHGD đãgiúp cải thiện đáng kể bộ mặt giáo dục THCS từ xây dựng trường lớp, tạo môi trường giáodục thuận lợi cho trẻ em học tập và rèn luyện. Về quản lí XHHGD THCS trên địa bàn có nhiều đồng bào theo đạo Thiên chúa: cácnội dung quản lí từ khảo sát nguồn lực thực tế, đến lập kế hoạch và triển khai thực hiện x ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: