Tham khảo bài viết một số chỉ tiêu xác định mức độ phát triển kinh tế-xã hội, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SỐ CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI MỘT SỐ CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI● Tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Đây là tiêu thức thường được nêu rađầu tiên, để so sánh, đánh giá qui mô, mức độ phát triển kinh tế và mứcsống giữa các nước. GNP là tổng giá trị toàn bộ các sản phẩm cuối cùngvà các hoạt động dịch vụ được tạo ra hàng năm của mỗi nước; GNPkhông kể các sản phẩm trung gian và các phần giá trị phải chi trả chongười nước ngoài, nhưng lại bao gồm cả phần giá trị được tạo ra ở nướcngoài mà thuộc quyền sở hữu của người trong nước.● Tổng sản phẩm trong nước (GDP). Là tiêu thức so sánh cũng thườngđược dùng với GNP (hoặc thay thế GNP).GDP khác GNP ở chỗ GDP không bao gồm phần giá trị của người trongnước được tạo ra ở nước ngoài, nhưng lại bao gồm cả những phần giá trịcủa người nước ngoài được tạo ra trong lãnh thổ quốc gia. GNP nhấnmạnh khía cạnh chủ sở hữu của các giá trị được tạo ra, bất kể được tạora ở nơi nào. Còn GDP nhấn mạnh khía cạnh không gian lãnh thổ củacác giá trị được tạo ra, bất kể nó thuộc về ai, về quốc gia nào. Như vậy,trong cùng một niên hạn thống kê, cùng một biểu tính và chuyển đổi thìcác chỉ số GNP và GDP chỉ bằng nhau trong 3 trường hợp sau:(1) Khi tổng hợp trên qui mô toàn thế giới, không phân biệt quốc gia,lãnh thổ và chủ sở hữu.(2) Những quốc gia có nền kinh tế khép kín, không đầu tư kinh doanhsản xuất ở nước ngoài, cũng không buôn bán, liên doanh, nhận đầu tưcủa các nước ngoài.(3) Nước có phần giá trị thu về từ nước ngoài cân bằng với phần giá trịphải trả cho người nước ngoài ở trong nước (trường hợp này ít xảy ra).▪ Hầu hết các quốc gia trên thế giới nằm trong hai trường hợp sau đây:+ Những quốc gia có GNP > GDP: là những nước chủ đầu tư lớn, cónhiều cơ sở kinh doanh sản xuất ở nước ngoài và nhận đầu tư của nướcngoài vào trong nước ít hơn. Đó là những nước mạnh, có nguồn thunhập lớn ở ngoài lãnh thổ của họ.+ Nước có GNP < GDP: là những nước có ít nguồn lực đầu tư ra nướcngoài và chấp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào trongnước; thường là những nước đang phát triển, những nước còn lạc hậu;hoặc những nước có nhiều nguồn tài nguyên, lao động phong phú nhưngthiếu vốn đầu tư và các phương tiện khai thác có hiệu quả.Vì vậy, khi sử dụng GNP và GDP làm tiêu thức so sánh qui mô và mứcđộ phát triển kinh tế xã hội giữa các nước trên thế giới, cần lưu ý: Tránhnhầm lẫn và đồng nhất giữa GNP và GDP. Những chỉ số GNP và GDPlà cần thiết để phác hoạ những nét lớn bộ mặt KT-XH của một quốc gia,nhưng cũng chưa đủ là “thước đo ngắn gọn” và “tốt nhất” về tầm vócmột nền kinh tế cũng như mức sống của người dân. Ví dụ Trung Quốc,Ấn Độ và Iran là những nước có GNP nằm trong số 20 nước dẫn đầuTG, nhưng trình độ phát triển sức SX và mức sống trung bình còn ởdưới mức trung bình của TG. Khi nhấn mạnh và làm rõ khía cạnh chủ sởhữu từng quốc gia, thì người ta sử dụng GNP. Còn khi cần hình dung cụthể về khu vực phân bố theo lãnh thổ thì người ta dùng GDP.● Bình quân GNP/người hoặc GDP/người. Là tiêu thức để chỉ ra mứcsống trung bình (mức tiêu dùng) của mỗi quốc gia và sự chênh lệchgiàu-nghèo về đời sống vật chất giữa các quốc gia, các khu vực lãnh thổtrên thế giới.GNP và GDP được tính theo tiền riêng của mỗi nước, sau đó qui đổi quaUSD theo tỉ giá hối đoái chính thức giữa 2 loại tiền. Nhưng trên thực tế,giá trị sức mua của 1USD ở mỗi nước lại khác nhau và rất khác so với ởHoa Kỳ, do đó không đánh giá được sát đúng thực tế mức tiêu dùng giữacác quốc gia. Vì vậy, đầu 1990, Liên Hiệp Quốc đưa ra phương pháptính GDP của mỗi nước theo sức mua tương đương (PPP) hay đồng giásức mua, làm cho kết quả so sánh gần đúng với thực tế hơn. Ví dụ, năm1998, GNP/người của Việt Nam tính theo cách cũ là 310 USD/người,theo cách tính mới là 1.755 USD/người.● Chỉ số phát triển (HDI). Chỉ số này là sự kết hợp của 3 yếu tố: Tuổithọ BQ; Giáo dục (tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học trung bình) vàGDP/người (theo PPP - đồng sức mua).Chỉ số HDI là tiêu thức để bổ sung và làm sáng tỏ sự chênh lệch về trìnhđộ phát triển sức sản xuất và mức sống vật chất-văn hoá giữa các nước.Chỉ số này không chỉ phản ánh qui mô sản xuất, tiêu dùng theo đầungười về các giá trị vật chất mà còn phản ánh một phần giá trị tinh thần,đạo lý, văn hoá, giáo dục, y tế, công bằng xã hội, an ninh xã hội, chấtlượng môi trường.● Cơ cấu kinh tế (% GDP): Là tỉ trọng (%) các ngành trong nền kinh tế,tính theo giá trị sản phẩm (có thể hiểu theo nghĩa thông thường là cơ cấucác ngành kinh tế). Đây là tiêu thức phản ánh đặc trưng trình độ pháttriển và sức mạnh kinh tế của một nước, một vùng.GDP là tỉ trọng (%) tương quan của 3 nhóm ngành (3 khu vực) kinh tế:Nông nghiệp (N-L-N); Công nghiệp (CN-XD); Dịch vụ (bao gồm mọihoạt động kinh tế hữu ích ngoài CN và NN). Những nước có công-thương nghiệp-dịch vụ chiếm tỉ trọng cao là những nước phát triểnmạnh, thu nhập cao (ngược lại). ...