Một số cơ hội và thách thức trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số cơ hội và thách thức trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam MỘT SỐ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM Hoàng Thị Thương Trường Đại học Lao động Xã hội CSII TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Ngày nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu. Đây là những yếu tố đã và đang ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của nước ta. Do đó, theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, để giải quyết các vấn đề trên, Việt Nam cần phải chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính (hay còn gọi là kinh tế truyền thống) sang mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH). Đây là mô hình kinh tế phát triển bền vững, đáp ứng được nhiều mục tiêu, bao gồm: Giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển ở đầu ra, ứng phó với cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc chuyển từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình KTTH không phải lúc nào cũng thuận lợi. Vì vậy, việc nhận diện những cơ hội và thách thức trong phát triển mô hình KTTH trong điều kiện ở Việt Nam là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam có sự chủ động trong việc điều hành và ra các quyết sách quan trọng nhằm khắc phục, giảm thiểu những rào cản để sớm chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới này. Từ khoá: Kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững. 1. Đặt vấn đề Chuyển đổi sang KTTH đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới như EU, Trung Quốc và cả các quốc gia ASEAN bởi chính những lợi ích về cả kinh tế, môi trường và xã hội mà nó được kỳ vọng mang lại, như: tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm tác động môi trường, thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững. Thực hiện KTTH có thể xem là một trong những giải pháp đột phá để giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường trong bối cảnh phát triển công nghiệp, đô thị, thay đổi về tiêu dùng và lối sống. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu, nhiên liệu đang bị đứt gãy do giãn cách xã hội, thì việc chuyển đổi sang KTTH còn được xem xét như là một trong những giải pháp nhằm phục hồi nền kinh tế hậu Covid-19. Ở Việt Nam, phát triển các mô hình KTTH để sử dụng hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất là một trong những nhiệm vụ được | 129 chỉ ra nhằm thực hiện định hướng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030. Bên cạnh đó, KTTH đã được luật hoá trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 với 01 quy định riêng về KTTH (Điều 142) và nhiều quy định khác có vai trò thúc đẩy áp dụng KTTH. Việc sớm công nhân và thể chế hoá khái niệm, quy định về KTTH trong định hướng chính sách, pháp luật của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đồng thuận của giới khoa học và đã có những tín hiệu ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp đối với mô hình kinh tế nhiều tiềm năng này. Tuy nhiên, KTTH là vấn đề mới cả trên khía cạnh lý luận, thực tiễn trong và ngoài nước, để chuyển đổi thành công sang KTTH Việt Nam vẫn còn phải giải quyết nhiều bài toán đặt ra từ hoàn thiện chính sách, phát triển công nghệ, thị trường… Do vậy, bài viết này bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm, lợi ích, nguyên tắc của KTTH, còn nhận diện những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi và phát triển mô hình nền KTTH. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nền KTTH cho Việt Nam trong thời gian tới. 2. Giới thiệu về nền kinh tế tuần hoàn. 2.1. Khái niệm Hiện nay, có những quan điểm tương đối đồng thuận về KTTH. Khái niệm KTTH được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce và Turner (1990), để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính. Theo Tổ chức Phát triển công Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) (2017) cho rằng “KTTH là một cách mới để tạo ra giá trị, và hướng tới mục tiêu cao nhất là sự thịnh vượng. Nó hoạt động bằng cách kéo dài vòng đời sản phẩm thông qua việc cải tiến thiết kế và bảo dưỡng, chuyển chất thải từ điểm cuối chuỗi cung ứng trở lại điểm đầu - qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng nhiều lần chứ không chỉ một lần” Theo Ellen MacArthur Foundation (2012), định nghĩa về KTTH được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế thừa nhận rộng rãi hiện nay là “một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó”. 130 | Theo Uỷ ban Châu Âu: “Một nền KTTH được giải thích là một nền kinh tế mà trong đó giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế càng lâu càng tốt, và tạo ra chất thải tối thiểu”. Mục đích của KTTH là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, tăng năng suất của các tài nguyên. Tất cả các 'chất thải' của một quy trình sản xuất tiêu dùng đều nên được xem như nguyên vật liệu của các quy trình sản xuất tiêu dùng khác, bất kể đó là sản phẩm phụ hay tài nguyên được thu hồi từ một quy trình công nghiệp khác hay tài nguyên được tái sinh cho môi trường tự nhiên. Cách tiếp cận này là tương phản với mô hình kinh tế tuyến tính đang được phổ biến rộng rãi. Như vậy, KTTH là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu như mô hình kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm đến ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế tuần hoàn Phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam Thách thức về ô nhiễm môi trường Thích ứng với biến đổi khí hậu Phát triển kinh tế bền vữngTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 712 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 374 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0