Một số điểm mới Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số điểm mới Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH 60/2021/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Lê Thị Thu Bình1 Tóm tắt: Ngày 21/6/2021 Chính phủ ban hành Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực ngày 15/8/2021. Bài viết nêu một số điểm mới của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL). Qua đó, bài viết phân tích, đánh giá những thay đổi về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP và rút ra những điểm đổi mới của Nghị định. Từ khóa: Nghị định 60/2021/NĐ-CP, điểm mới, cơ chế tự chủ, tự chủ tài chính. 1. Đặt vấn đề Cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL được hiểu là cơ chế, theo đó các ĐVSNCL được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị, nhưng không vượt quá mức khung do Nhà nước quy định. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSNCL bước đầu được thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định trên. Ngày 14/2/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL. Nghị định này đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các ĐVSNCL, được đánh giá là bước đột phá mới trên lộ trình cơ cấu lại các ĐVSNCL, đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Sau thời gian áp dụng Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngoài những kết quả tích cực đạt được là các ĐVSNCL đã từng bước thực hiện lộ trình tự chủ tài chính theo 4 mức độ thì trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số điểm còn hạn chế và cần có những quy định mới phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 21/06/2021 gồm có 5 chương, 41 điều quy định cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSNCL và có hiệu lực từ ngày 15/8/2021. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ra đời được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi tích cực trong đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSNCL trong thời gian tới. Vì vậy, nghiên cứu những điểm mới của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP so với các Nghị định trước đây có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với các ĐVSNCL trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá những điểm mới cơ chế tự chủ tài 1. ThS., Trường Đại học Quảng Nam 14 LÊ THỊ THU BÌNH chính đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định làm rõ 3 nội dung: 1/ Tính cấp thiết về sự ra đời của Nghị định 60/2021/NĐ-CP; 2/ Phân tích, đánh giá về sự thay đổi cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP so với Nghị định 16/2015/NĐ-CP; 3/ Những điểm mới của về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP. 2. Tính cấp thiết về sự ra đời của Nghị định 60/2021/NĐ-CP Đổi mới lĩnh vực sự nghiệp công luôn được Đảng, Nhà nước rất quan tâm và được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Cụ thể, Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, đã đề ra các giải pháp: Tổ chức sắp xếp, tổ chức lại hoặc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) hoạt động kém hiệu quả, tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý vào giá các dịch vụ công thiết yếu; Chuyển từ cơ chế cấp phát sang đặt hàng, từ giao kinh phí theo đầu vào sang theo số lượng và chất lượng đầu ra, từ hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng... Ngày 25/10/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 19/NQ-TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của ĐVSNCL. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu tổng quát: Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các ĐVSNCL, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho ĐVSNCL để cơ cấu lại NSNN, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong ĐVSNCL... Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó khẳng định chủ trương: Hoàn thiện hệ thống các ĐVSNCL theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao; Đẩy mạnh việc chuyển giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các ĐVSNCL. Thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, ngành từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm tăng cường tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL; đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công. Nhờ đó, đến nay, hoạt động tự chủ tài chính của ĐVSNCL đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc đổi mới cơ chế tài chính của các ĐVSNCL vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập sau: Một là, việc thực hiện tự chủ tài chính còn chậm, mức độ tự chủ chưa cao, đặc biệt ở các địa phương; nguồn thu sự nghiệp còn thấp, chủ yếu vẫn là NSNN cấp phát; chưa có bước chuyển biến mang tính đột phá; chưa thực sự đồng bộ về tự chủ, 15 MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH 60/2021/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CƠ CHẾ... tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế với tự chủ về tài chính. Hai là, hầu hết các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí vào giá, dẫn đến khó khăn cho các ĐVSNCL khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Các định mức kinh tế kỹ thuật ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghị định 60/2021/NĐ-CP Cơ chế tự chủ Tự chủ tài chính Đơn vị sự nghiệp công lập Cung ứng dịch vụ sự nghiệp côngTài liệu cùng danh mục:
-
Xuất khẩu lao động ở Nghệ An và những vấn đề đặt ra
4 trang 508 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 403 2 0 -
Ngành nhựa kỹ thuật tại Việt Nam: Kết quả xây dựng danh mục công nghệ và hiện trạng phát triển
3 trang 383 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng chuyển đổi số - TS Nguyễn Hữu Xuyên
42 trang 353 0 0 -
5 trang 351 5 0
-
35 trang 323 0 0
-
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 315 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn: Phần 1 - PGS.TS Phạm Kim Giao
64 trang 300 2 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa - giáo dục - y tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thu Linh
61 trang 297 2 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 289 0 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng Mạng máy tính - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
155 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kiến trúc máy tính nâng cao - Tăng Cẩm Nhung
102 trang 0 0 0 -
Quyết định số 3198/2019/QĐ-BCT
13 trang 1 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thanh tra ngân sách huyện của Sở tài chính tỉnh Lào Cai
99 trang 0 0 0 -
Bài giảng Đại cương về kỹ thuật - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
190 trang 0 0 0 -
Giáo trình chuyên đề thực tế Công nghệ chế tạo máy 2 - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
48 trang 0 0 0 -
Giáo trình Hệ thống phun nhiên liệu - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
102 trang 0 0 0 -
38 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
3 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
3 trang 0 0 0