Danh mục

Một số định hướng, giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 365.85 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vùng Tây Bắc có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Với đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu, lợi thế đất đai, đa dạng sinh học, Tây Bắc có nhiều lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, phát triển dược liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số định hướng, giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY BẮC Hà Văn Định1*, Trần Thị Loan1, Nguyễn Hoàng Thái1, Phạm Thái Thanh1, Đặng Thị Tuyết Minh2, Ngô Ngọc Dung3 1 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2 Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội * Email: kyanhpvkt@gmail.com Tóm tắt: Vùng Tây Bắc có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọngvề kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Với đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu, lợi thế đất đai,đa dạng sinh học, Tây Bắc có nhiều lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồngthủy sản, phát triển dược liệu. So với tiềm năng, lợi thế thì những thành tựu về phát triển nông lâm nghiệp của vùng cònkhá khiêm tốn. Một số định hướng nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc trong thời gian tới như: (i) Liên kết vùng,các tiểu vùng trong phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc, (ii) Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực theohướng hàng hóa tập trung gắn với việc xây dựng các chế biến và theo chuỗi giá trị sản xuất như: chè, cây ăn quả, câydược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi bò sữa, các loại vật nuôi bản địa, phát triển kinh tế lâm nghiệp, nuôitrồng thủy sản cá rô phi, các loài cá nước lạnh, cá truyền thống,… (iii) Cần phát huy thế mạnh các sản phẩm chủ lựctheo hướng liên kết giữa các tiểu vùng sinh thái: Tiểu vùng Bắc Tây Bắc, Tiểu vùng Nam Tây, Tiểu vùng Hoàng LiênSơn,Tiểu vùng Phú Thọ - Hòa Bình; Một số giải pháp thực hiện các định hướng: (i) Giải pháp về thị trường; (ii) Giảipháp về khoa học – công nghệ; (iii) Đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp; (iv) Giải pháp về liên kết vùng trongphát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản. Từ khóa: Nông nghiệp, Phát triển bền vững.1. GIỚI THIỆU Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào vàTrung Quốc, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cảnước, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ. Vùng Tây Bắc gồm 7 tỉnh: HòaBình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, là địa bàn sinh sống của hơn 20 dân tộc anh em:Kinh, Thái, Mường, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú, Cống, La Ha, La Hủ, Lào, Hoa, Mảng,… Vùng có diện tíchtự nhiên 5.410,925 ngàn ha, dân số 6.176,77 ngàn người [Tổng cục Thống kê, 2019]. Bên cạnh đó, Tây Bắc đượcxem là khu vực có tiềm năng rất lớn cho phát triển kinh tế của cả nước. Với đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu, lợi thế đất đai, đa dạng sinh học, Tây Bắc có nhiều lợi thế phát triểnkinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, phát triển dược liệu,… Thực hiện chủtrương về tái cơ cấu ngành nông nghiệp được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, các địa phương vùng TâyBắc đã nỗ lực thực hiện tái cơ cấu lại sản xuất và từng bước đem lại hiệu quả tích cực, hình thành nhiều vùng liênkết sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm như: vùng mía đường 80 ngàn ha(Hòa Bình); Vùng cây ăn quả 80 ngàn ha (Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình); Vùng chè 76 ngàn ha (Phú Thọ, Yên Bái);Vùng cà phê 15 ngàn ha (Sơn La, Điện Biên); Vùng cây cao su 63 ngàn ha (ở các tỉnh phía Tây); Vùng rau, hoa,cây dược liệu ôn đới chất lượng cao (Sa Pa, Mộc Châu); Vùng rừng nguyên liệu giấy (Phú Thọ, Yên Bái) [TrầnThị Loan, Hà Văn Định, 2020]. Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc vẫn chưa thật sự tương xứng với đầutư và tiềm năng vốn có, với những khó khăn tồn tại sau: Thiếu liên kết vùng, liên kết tiểu vùng trong phát triểnnông nghiệp theo chuỗi giá trị; Diện tích đất canh tác nông nghiệp tương đối ít và manh mún, chủ yếu canh táctrên đất dốc, phương pháp canh tác lạc hậu, thiếu bền vững nên hiệu quả không cao, nhiều nông sản đặc trưng củađịa phương chưa kết nối được với thị trường và chưa có thương hiệu; Việc ứng dụng khoa học công nghệ cao cònkhá hạn chế, nhất là trong sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGap; Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóaquy mô còn nhỏ, phân tán. Số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ít, nhất là các hoạt động liên quanđến chế biến nông sả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: