Danh mục

Một số giải pháp kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 333.08 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số giải pháp kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025" đã phân tích và đưa ra một số giải pháp góp phần kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 ThS. Trịnh Xuân Hƣng, ThS. Trần Nam Trung1 1 Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Thời gian qua, nợ công của các quốc gia và của Việt Nam đang trở thành chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm và tranh luận của nhiều nhà kinh tế trên các diễn đàn, báo chí. ngoài nước, sự sụp đổ của khu vực tài chính nhà nước diễn ra ở Hy Lạp đang đẩy cả Châu Âu vào một cuộc khủng hoảng nợ, còn trong nước thì sự cố “Con tàu nghìn tỷ Vinashin” năm 2010 đã là tiếng chuông cảnh tỉnh cho Chính phủ về vấn đề quản lý nợ công của mình. Yêu cầu khách quan là cần phải có sự thay đổi to lớn trong công tác quản lý nhằm tăng trưởng kinh tế đồng thời tạo sự phát triển bền vững trong tương lai. Do vậy, bài viết này đã phân tích và đưa ra một số giải pháp góp phần kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025. Từ khóa: Quản lý, Kiểm soát, Giải pháp, Nợ công, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đặc biệt là công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì các Chính phủ cần phải có những nguồn vốn nhất định. Các nguồn vốn này có thể bao gồm: các khoản vay trong nước như phát hành trái phiếu hoặc vay nước ngoài như ODA, các khoản nợ của doanh nghiệp mà Chính phủ bảo lãnh,… Các vấn đề này được nghiên cứu nhiều trong giai đoạn hiện nay, đó là nợ công. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khi tiết kiệm trong nền kinh tế thấp, các nước đang phát triển thường sử dụng biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong đó vay nợ là phương thức mà các nước này thường sử dụng. Đây chính là những tác động tích cực của nợ công đến phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nợ công luôn tiềm ẩn những rủi ro khi nguồn vốn vay không được sử dụng hiệu quả. Những tác động ngược chiều với thúc đẩy phát triển kinh tế của nợ công chính là do khâu quản lý chưa chặt chẽ. Khái niệm nợ công theo Luật quản lý nợ công được hiểu là các khoản nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Trong đó: nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay. Khái niệm quản lý nợ công là việc nhận diện các loại rủi ro đối với danh mục nợ công, xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp, bảo đảm khả năng trả nợ công. Khái niệm nợ công được các nước đặc biệt quan tâm từ sau khủng hoảng nợ công tại một số nước trên thế giới, như ở Hy Lạp, sau đó là Iceland và một số nước châu Âu. Tác động của nợ công đến phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, nếu như không được quản lý hiệu quả sẽ dẫn đến khủng hoảng nợ công, tác động xấu đến nền kinh tế. Các cuộc khủng hoảng về nợ công ở một số nước như Ireland, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Italia và Tây Ban Nha và đến nay là một số nước ở Châu Âu là tiếng chuông cảnh báo cho những quốc gia 284 đang có gánh nặng về nợ công nếu không có biện pháp thích hợp sẽ dẫn đến khủng hoảng nợ. Một minh chứng hiện nay chính là sự khủng hoảng nợ công đang lan rộng ở Châu Âu. Điều này đã làm cho vị trí của đồng tiền chung châu Âu lung lay, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội – chính trị, không chỉ của quốc gia bị khủng hoảng mà còn các quốc gia trong khu vực và trong tổ chức hợp tác. Do vậy, các nguồn vay nợ của quốc gia cần phải được quản lý để huy động, phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả. Chính sách quản lý nợ công trở thành bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách tài khóa của một quốc gia. Việt Nam, năm 2009 đã có luật quản lý nợ công ra đời, đánh dấu bước phát triển hội nhập theo hướng bền vững. Các nguồn vốn vay trong nước cũng như nước ngoài đều được điều chỉnh theo luật pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Hiện nay, nguồn vốn ODA vào Việt Nam rất cao, nó trở thành nguồn vốn thực sự quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực trạng vẫn tồn tại tình trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA chưa hiệu quả, tỷ lệ giải ngân còn thấp, mức độ ưu đãi có xu hướng giảm dần và xa hơn là vấn đề trả nợ ODA. Đây chính là một trong những nguy cơ dẫn đến khủng hoảng nợ công mà một số nước đang trải qua. Sau vụ việc xảy ra tại Vinashin và một vài tập đoàn kinh tế nhà nước gần đây, cũng như một số vấn đề về rủi ro tỷ giá, lạm phát... vấn đề quản lý nợ công ở Việt Nam đang trở thành chủ đề thời sự được nhiều người quan tâm. Từ năm 2001 đến 2018, nợ công của Việt Nam tăng lên đáng kể, chủ yếu là nợ nước ngoài. Tình hình hình như hiện nay, nếu không được quản lý hiệu quả thì nguy cơ khủng hoảng nợ công là rất cao. Chính phủ dự kiến nợ công của Việt Nam tính đến 2025 sẽ tương đương 60-65%. Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, mức nợ này vượt ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế và cần được sử dụng hết sức thận trọng. Hiện nay, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm để tìm ra các biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công thúc đẩy phát triển kinh tế. Xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025” là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đầu tiên, đề tài phải đưa ra được một hệ thống các lý luận liên quan đến quản lý công nợ như: khái niệm về nợ công, nội dung và các yếu tố tác động đến quản lý nợ công; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ công ở một số nước trên thế giới. Trên cơ sở hệ thống lý ...

Tài liệu được xem nhiều: