Danh mục

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên 4.0

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 316.05 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội trong kỷ nguyên 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên 4.0 HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020doi: 10.15625/vap.2020.0093 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHẰM ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KỶ NGUYÊN 4.0 Trương Thị Lê Hồng Khoa Quan hệ quốc tế, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM truonglehong@huflit.edu.vnTÓM TẮT: Nguồn nhân lực có chất lượng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Những năm gần đây, nhucầu tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao ngày càng tăng; do đó các cơ sở đào tạo cũng luôn không ngừng điều chỉnh phươngpháp giảng dạy và học tập nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Hiện nay, các cơ sở giáo dục tại Việt Nam phốihợp với nhiều công ty, doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội cho sinh viên cọ xát thực tế và nâng cao năng lực của mình trong quá trình họctập. Bài viết đưa ra thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng caochất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội trong kỷ nguyên 4.0.Từ khóa: Giải pháp, thực trạng đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực kỷ nguyên 4.0. I. ĐẶT VẤN ĐỀTrong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, nguồn nhân lực Việt Nam đang có những bước chuyểnmình, luôn có sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Ngày nay, cùng với sự phát triển công nghệ và sự ra đời của nềnkinh tế trí thức đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực. Đây là vấn đề được đặt ra cho các cơsở đào tạo tại Việt Nam, làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao động trongnước nói riêng và thị trường lao động quốc tế nói chung. Các cơ sở đào tạo đưa ra các chương trình cải cách, điềuchỉnh chương trình đào tạo, gắn lý thuyết với thực tiễn nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cũngnhư năng lực tự chủ và trách nhiệm của bản thân với công việc trong tương lai.Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là lợi thế để công ty, doanh nghiệp phát triển cũng như là vũ khí hiệu quả để quốcgia phát triển bền vững. Vì vậy, nguồn lao động chất lượng cao đang trở thành yếu tố cơ bản và quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiệnđại hóa. Hiện nay, nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào về số lượng, tuy nhiên về chất lượng thì chưa đồng đều, cóphần hạn chế.Theo một nghiên cứu năm 2016 của Trường Đại học Ngoại thương đã chỉ ra rằng Ngân hàng Thế giới đánh giá ViệtNam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Namchưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trongnhững nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Quy mô lao động trình độ tay nghề cao vẫncòn nhỏ bé so với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Lực lượng lao động cótrình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá,nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp; vẫn cần có thờigian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lựcsử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn hạn chế. Chính vì vậy, việc chú trọng đàotạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đang là một yêu cầu cấp thiết đối với các cơ sở giáo dục đào tạo nhằm tạo rađược nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội đang ngày càng phát triển.Chất lượng nguồn nhân lực được hiểu là khả năng con người thực hiện, hoàn thành công việc nhằm đạt được mục tiêuđề ra. Năng lực của người lao động bao gồm sức lực, trí lực và tâm lực họ bỏ ra để thực hiện các công việc được giaovới hiệu suất cao nhất. Trong tình hình kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, với sự cạnh tranh cao và hội nhập sâurộng thì chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống củacon người. Bên cạnh đó, sự hình thành Cộng đồng ASEAN cũng như việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế,các cam kết thương mại mới như Hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu, Hiệp định toàn diện xuyên Thái BìnhDương đang đặt ra những thách thức to lớn, đòi hỏi Việt Nam phải có chuẩn bị về nguồn lực lượng lao động có chấtlượng cao. Hiện nay, nguồn nhân lực Việt Nam đang đối diện với các thách thức bao gồm: sự cạnh tranh về chất lượngnguồn nhân lực, vấn đề già hóa dân số; chất lượng nguồn nhân lực hiện nay chưa đồng đều, tỷ lệ người lao ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: