Một số giải pháp thúc đẩy sinh viên tự học từ phía giảng viên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp thúc đẩy sinh viên tự học từ phía giảng viên MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SINH VIÊN TỰ HỌC TỪ PHÍA GIẢNG VIÊN Nguyễn Thị Hồng Sanh1 Tóm tắt: Trước thực trạng sinh viên (SV) không hứng thú với tiết học trên lớpcũng như không tha thiết với việc tự học ở nhà, bài viết bước đầu đưa ra những giải phápcần thiết để thúc đẩy SV tích cực, chủ động trong việc học tập từ phía giảng viên (GV).Cụ thể: (1) GV cần giúp SV xác định mục tiêu học tập; (2) GV cần giúp đỡ SV nắm vữngphương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự nghiên cứu tài liệu; (3) GV cần giúpSV hiểu rõ của vai trò của việc tự học; (4) GV cần thay đổi phương pháp giảng dạy theohướng tích cực hóa vai trò của SV; (5) GV cần tạo mối quan hệ gần gũi với sinh viên; (6)GV cần xây dựng hình ảnh và phong cách đứng lớp… Từ khóa: giải pháp, tích cực, tự học, giảng viên, sinh viên 1. Dẫn nhập Yêu cầu bức thiết của đào tạo theo tín chỉ là SV cần tích cực học tập. Thế nhưnghiện nay, tại Trường Đại học Quảng Nam nói riêng và các trường đại học nói chung, consố SV không hứng thú với môn học, thụ động trong quá trình học tập không hề nhỏ. Hệlụy dẫn đến là SV lơ là học hành cả học kì, đến kì thi lại thức đêm thức ngày nhồi nhétkiến thức khiến cho việc học như “nước đổ đầu vịt”, “học trước quên sau”, “chữ thầy trảlại cho thầy”. Việc bỏ bê học hành khiến cho SV đánh mất cơ hội chiếm lĩnh tri thức vàhệ lụy nghiêm trọng là những người chủ tương lai của đất nước thiếu kĩ năng cần thiếtđể có thể tồn tại và phát triển sau khi tốt nghiệp. Đứng trước thực trạng đó, việc đưa ragiải pháp để kích thích sinh viên hứng thú và tích cực tham gia học tập là điều cần thiết.Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến tác động tích cực từ phía GV và bước đầuđưa ra những giải pháp thúc đẩy SV tích cực, chủ động học tập từ vai trò của GV – nhữngngười trực tiếp đứng lớp và tiếp xúc với SV trong các tiết dạy. 2. Giải pháp thúc đẩy SV tích cực học tập từ phía giảng viên Nhiều nhân tố giúp SV tích cực học tập như mục tiêu đánh giá của nhà trường; sựhợp lí, hấp dẫn của nội dung trong khung chương trình; tinh thần tự giác học tập của SV,trong đó GV cũng đóng vai trò nhất định giúp cho việc học tập của các em đạt hiệu quảcao hơn. Đứng trên bục giảng của trường đại học, giảng viên cần xác định được vai tròcủa mình trong việc thúc đẩy SV học tập, cụ thể là những nhiệm vụ sau: 2.1. GV cần giúp SV xác định mục tiêu và động cơ học tập Nhà trường và trực tiếp là GV cần giúp SV xác định được mục tiêu, động cơ họctập. Sinh viên cần phải xác định rằng học tập là mục tiêu tự thân. Và vì vậy SV phải tựchịu trách nhiệm với công việc và kết quả học tập của mình. Theo UNESCO (1996), mục1 TS., Trường Đại học Quảng Nam 69GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SINH VIÊN TỰ HỌC TỪ PHÍA GIẢNG VIÊNtiêu cốt lõi của việc học là “học để biết” (learning to know), “học để làm” (learning todo), “học để tồn tại” (learning to be) và“học để chung sống” (learning to live together).[Dẫn theo 3] Khi xác định được mục tiêu này, SV nảy sinh nhu cầu khao khát tìm kiếm tri thức.Chỉ khi khao khát tìm kiếm tri thức thì SV mới say mê học tập và sáng tạo trong nghiêncứu. Cần phải xác định, mục đích của việc học không phải để lấy điểm cao mà là học tậpđể hình thành nhân cách sống, học để trang bị kĩ năng để có thể thực hành, áp dụng trithức vào thực tiễn, nghĩa là “học phải đi đôi với hành”. Ở đây, GV cần nhấn mạnh hai mục tiêu “học để chung sống với nhau” và “học đểtồn tại” là quan trọng nhất. Bởi để có thể làm việc tốt, SV không chỉ cần kĩ năng thựchành thuần thục mà cần phải biết xây dựng mối quan hệ hài hòa trong giao tiếp ứng xử;biết học tập lẫn nhau, biết chia sẻ kinh nghiệm để cùng tiến bộ; biết phát huy tinh thầntương trợ nhau trong quá trình xử lí công việc; “biết cách chung sống”, hạ thấp “cái tôiích kỉ” để hoàn vào “cái chung tích cực” của tập thể. Có thế, SV mới có cơ hội phát huyhết khả năng để đóng góp công sức của mình vào thành quả chung của tập thể. Bên cạnhđó, trong xã hội nhiều biến động hiện nay, SV cần học cách “để tồn tại”. Nghĩa là SV cầnlinh hoạt; biết cách xử lí thấu đáo vấn đề trong cuộc sống; biết cách đương đầu, khôngbỏ cuộc và vượt qua mọi trở ngại để đạt đến cái đích cuối cùng. Nếu SV hiểu được haitriết lí này thì có thể xác định được động cơ học tập rõ ràng, sẽ có những kĩ năng mềmcần thiết để có thể phát huy năng lực của mình trong xã hội. Để thực hiện được điều này, ngay từ khi SV bước chân vào cổng trường đại học,trợ lí học tập, trong buổi gặp mặt đầu tiên, cần tổ chức các hoạt động lồng ghép để đặtra câu hỏi “Mục tiêu học tập của bạn là gì?”; “Tại sao bạn chọn chuyên ngành này?”;“Bạn cần những kĩ năng gì để có thể làm việc tốt và tồn tại trong cuộc sống”; “Bạn mongmuốn học được những gì khi bước chân vào trường đại họ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học giáo dục Động cơ học tập Tính tích cực học tập Công tác giảng dạy đại học Phong trào nghiên cứu khoa họcTài liệu cùng danh mục:
-
9 trang 574 5 0
-
4 trang 489 10 0
-
14 trang 435 0 0
-
Một số vấn đề tự chủ của trường Cao đẳng Cộng đồng
6 trang 366 0 0 -
13 trang 350 1 0
-
Nghiên cứu hệ thống tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm ứng dụng xử lý ảnh
3 trang 304 0 0 -
Những phẩm chất hiệu quả của người giáo viên: Phần 1
52 trang 297 0 0 -
6 trang 293 1 0
-
3 trang 293 0 0
-
2 trang 284 2 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng Công nghệ chế tạo phụ tùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 0 0 0 -
Bài giảng học phần Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
195 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật ô tô chuyên dùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
159 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật ô tô điện và ô tô lai - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
165 trang 0 0 0 -
Bài giảng Tính toán thiết kế ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
153 trang 0 0 0 -
Bài kiểm tra chất lượng kiến thức hội nhập văn hóa dành cho cán bộ mới
4 trang 0 0 0 -
Bài kiểm tra chất lượng kiến thức hội nhập làm việc dành cho cán bộ mới
3 trang 0 0 0 -
21 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Đánh giá thiết kế nhà ở xã hội tại quận hà đông TP Hà Nội
144 trang 0 0 0 -
87 trang 0 0 0