Danh mục

Một số gợi ý nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 329.98 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự phát triển khả năng tiền đọc viết của trẻ 5-6 tuổi có ảnh hưởng sâu sắc đến việc học tập của trẻ sau này ở trường Tiểu học. Việc xác định rõ những yếu tố cấu thành khả năng đọc viết của trẻ là một điều cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số gợi ý nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 119 MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM THÚC ĐẨY KHẢ NĂNGTIỀN ĐỌC VIẾT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1 Đặng Út Phượng Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội Tóm tắt: Thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5 - 6 tuổi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non. Sự phát triển khả năng tiền đọc viết của trẻ 5 - 6 tuổi có ảnh hưởng sâu sắc đến việc học tập của trẻ sau này ở trường Tiểu học. Việc xác định rõ những yếu tố cấu thành khả năng đọc viết của trẻ là một điều cần thiết. Từ những hiểu biết này, chúng ta có thể đề ra những phương hướng tác động phù hợp giúp phát triển khả năng tiền đọc viết ở trẻ. Từ khóa: khả năng, tiền đọc viết, chuẩn bị vào lớp 1 Nhận bài ngày 10.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2020 Liên hệ tác giả: Đặng Út Phượng; Email: duphuong@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Theo điều tra gần nhất, khoảng 70% (21/30) Giáo viên nhất trí quan điểm: khả năngđọc, viết là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình học tập tại nhà trường Tiểu học.Là tiền đề để học sinh có thể lĩnh hội tri thức tốt hơn. Giáo dục Mầm non không có nhiệmvụ dạy trẻ đọc viết nhưng chuẩn bị khả năng tiền đọc viết lại là một trong những nhiệm vụquan trọng trong phát triển ngôn ngữ của trẻ Mầm non. Đặc biệt là cuối tuổi mẫu giáo, khitrẻ bắt đầu chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập, chuẩnbị tâm thế cho trẻ vào lớp một. Nếu những nhà giáo dục và phụ huynh giúp cho trẻ cónhững kinh nghiệm và sự chuẩn bị cho việc học đọc, học viết tốt, sẽ tăng cơ hội học tập vàmức độ sẵn sàng học đọc, học viết ở Tiểu học. Tiền đọc viết cho trẻ là nền tảng quan trọnggiúp trẻ phát triển các năng lực học tập sau này. Ngày nay, dạy trẻ đọc viết sớm đang là vấn đề có tính thời sự được sự quan tâm củaxã hội với hai luồng quan điểm trái ngược nhau: Một luồng ý kiến cho rằng phải dạy trẻbiết đọc, biết viết trước khi bước vào lớp 1 và luồng ý kiến thứ hai lại cho rằng không nêndạy trẻ biết viết, biết đọc sớm, việc này là của cô giáo lớp 1. Thực tế cho thấy, dạy trẻ đọcviết sớm cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chủ quan, chán học; cách cầm bútsai, tư thế ngồi không đúng... Ở các trường mầm non, trong chương trình gióa dục, nhàtrường bắt đầu quan tâm tới việc chuẩn bị khả năng tiền đọc viết cho trẻ, tuy nhiên ở120 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘItrường Mầm non giáo viên chỉ mới chú trọng cho trẻ làm quen với chữ cái qua các hoạtđộng chung. Giáo viên chưa thực chú ý tới việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ chohoạt động có chủ đích về đọc, viết để trẻ tương tác, trải nghiệm hàng ngày. Giáo viên chưathực linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giúp trẻ trải nghiệm với môitrường đọc viết xung quanh trẻ. Bài viết này, tôi xin đưa ra một vài gợi ý nhằm thúc đẩykhả năng tiền đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non.2. NỘI DUNG2.1. Những vấn đề chung về khả năng tiền đọc viết của trẻ 5-6 tuổi2.1.1. Những khái niệm cơ bản Khái niệm đọc: Có rất nhiều khái niệm về đọc được các nhà nghiên cứu đưa ra, ở đâychúng tôi đồng ý với quan điểm: “Đọc là việc chuyển tải chữ viết sang dạng âm thanh hoặclà hiểu được nội dung văn bản thông qua việc nhận biết, phân biệt những kí hiệu chữ viết”.Quá trình đọc là một quá trình phức tạp và để hình thành được kĩ năng đọc, chúng ta phảitrải qua những giai đoạn nhất định: phân tích, tổng hợp, tư động hóa,… Bên cạnh đó, cónhững thao tác hình thành khả năng đọc như: nhận ra kí hiệu và phát âm tương đương, biếtcách kết hợp các âm thành vần, biết kết hợp vần thành từ,... Không những thế, nhà giáo dụccần phải giúp trẻ nắm bắt được các quy tắc đọc từ đó mới hoàn thiện được quá trình đọccủa trẻ. Khái niệm viết: Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng vănbản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng. Viếttheo nghĩa đơn giản là hành động đặt chữ, biểu tượng, số, từ, ý lên giấy theo quy luật, cấutrúc của ngôn ngữ. Viết chữ thực chất là quá trình mã hóa các âm vào hệ thống tín hiệu thịgiác. Khả năng viết của cá nhân bao gồm cả khả năng đọc, đồng thời có các thao tác (cửđộng của bàn tay), khả năng phân tích hệ thống các kí hiệu ghi âm đã được công nhận.Ngoài ra còn có sự phân tích và tổng hợp các âm theo những trật tự quy tắc đã được mãhóa vào các kí hiệu thị giác. Đây là hành động có ý thức, không phải là sự bắt chước đơnthuần trong thực tiễn, bởi trẻ phải biết phân tích các âm theo quy tắc thực tiễn. Như vậy, trẻcó thể biết viết khi đã đạt tới một trình độ nhất định về mặt trí tuệ cũng như vận động. Cụthể l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: