Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (applied behavior analysis – ABA) trong can thiệp sớm trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 108.89 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết xin giới thiệu về phương pháp ABA và những bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu trên thế giới khẳng định về hiệu quả của ABA trong quá trình can thiệp trẻ RLPTK về vấn đề giao tiếp, kĩ năng xã hội, kĩ năng thích ứng, hành vi thách thức và các môn học, giúp GV và CM trẻ RLPTK có sơ sở và niềm tin sử dụng ABA trong can thiệp trẻ RLPTK tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (applied behavior analysis – ABA) trong can thiệp sớm trẻ rối loạn phổ tự kỉ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0232 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 125-132 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÀNH VI ỨNG DỤNG (APPLIED BEHAVIOR ANALYSIS – ABA) TRONG CAN THIỆP SỚM TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Đỗ Thị Thảo Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hiện nay, nhiều phương pháp can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) có hiệu quả được các nhà nghiên cứu khoa học ủng hộ. Việc tiếp cận các nghiên cứu hiện tại giúp các gia đình, các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định phù hợp cho trẻ RLPTK. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ABA rất hữu ích với trẻ RLPTK nếu như chúng ta áp dụng đúng yêu cầu, nguyên tắc và thời gian của phương pháp. Bài viết này chúng tôi chỉ xin giới thiệu về phương pháp ABA và những bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu trên thế giới khẳng định về hiệu quả của ABA trong quá trình can thiệp trẻ RLPTK về vấn đề giao tiếp, kĩ năng xã hội, kĩ năng thích ứng, hành vi thách thức và các môn học, giúp GV và CM trẻ RLPTK có sơ sở và niềm tin sử dụng ABA trong can thiệp trẻ RLPTK tại Việt Nam. Từ khóa: Trẻ rối loạn phổ tự kỉ, phương pháp phân tích hành vi ứng dụng, giao tiếp, kĩ năng xã hội, hành vi. 1. Mở đầu Trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) gặp nhiều khó khăn trong các lĩnh vực phát triển và biểu hiện nhiều hành vi không phù hợp nhưng trẻ có thể học tốt hơn khi nhận được sự can thiệp đúng hướng, đúng thời điểm trên cơ sở một chương trình, phương pháp thiết kế phù hợp với đặc điểm học tập, khả năng, nhu cầu và sở thích của trẻ. Nhiều phương pháp can thiệp có ảnh hưởng và tạo ra những thay đổi mang tính tích cực cho trẻ. Tuy nhiên, không có một phương pháp đơn lẻ nào có thể tác động tích cực tới tất cả trẻ RLPTK. Để can thiệp sớm thực sự có hiệu quả với trẻ, khi lựa chọn phương pháp can thiệp, chúng ta cần căn cứ vào: bản thân trẻ (mức độ phát triển, tuổi, sở thích và sở trường...), điều kiện can thiệp hiện có (cơ sở vật chất, thời gian, nguồn nhân lực...), phương pháp can thiệp (bản chất, ưu - nhược điểm...)... Lựa chọn phương pháp can thiệp nào còn phụ thuộc nhiều vào vốn kinh nghiệm làm việc với trẻ của chuyên gia hay giáo viên. Sự phối hợp các phương pháp can thiệp là cần thiết nhưng hiệu quả can thiệp sẽ thấp nếu những phương pháp can thiệp đó quá khác biệt. Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều phương can thiệp và trị liệu cho trẻ RLPTK. Các phương pháp điển hình bao gồm: Phân tích hành vi ứng dụng (Applied Behavior Analysis – ABA) do Ivan Lovaas xây dựng [11]; Trị liệu và giáo dục cho trẻ tự kỉ và trẻ có khó khăn về giao Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 10/9/2015. Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com 125 Đỗ Thị Thảo tiếp (Treatment and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children - TEACCH) [18] do Eric Schopler và các đồng sự ở trường đại học Bắc Carolina xây dựng; Dựa trên sự phát triển, sự khác biệt cá nhân và các mối quan hệ (Developmental, Individual – difference, Relationship - Based - DIR) do Greenspan xây dựng [19]; Hệ thống Giao tiếp bằng trao đổi tranh (Picture Exchange Communication System - PECS) do Bondy và Frost phát triển [2], Câu chuyện xã hội; Điều hòa cảm giác; Hoạt động trị liệu (Occupational Therapy- OT); Trị liệu tâm vận động (Psychomotricite Therapy); Trò chơi không định hướng; Trị liệu ngôn ngữ và lời nói; Trị liệu âm nhạc;. . . Tuy nhiên, trong bài viết này chúng chỉ xin giới thiệu về phương pháp ABA và những bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu trên thế giới khẳng định về hiệu quả của ABA trong quá trình can thiệp cho trẻ RLPTK về vấn đề giao tiếp, kĩ năng xã hội, kĩ năng thích ứng, hành vi thách thức và các môn học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giới thiệu chung về phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (Applied Behavior Analysis - ABA) Năm 1960, các nhà TLH Charles Ferster, Ivan Lovaas, Montrose Wolf và Todd Risley đã bắt đầu tìm hiểu nghiên cứu về tiếp cận phân tích hành vi. Tuy nhiên, đến năm 1980, ABA mới được coi là một phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỉ [1]. Năm 1996, Matson và các đồng nghiệp đã công bố gần 550 các công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học để chứng minh hiệu quả của PP này khi áp dụng can thiệp cho trẻ tự kỉ [10]. ABA sử dụng các quy trình rút ra từ các nguyên tắc của hành vi tạo tác để nâng cao hành vi có ý nghĩa xã ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (applied behavior analysis – ABA) trong can thiệp sớm trẻ rối loạn phổ tự kỉ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0232 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 125-132 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÀNH VI ỨNG DỤNG (APPLIED BEHAVIOR ANALYSIS – ABA) TRONG CAN THIỆP SỚM TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Đỗ Thị Thảo Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hiện nay, nhiều phương pháp can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) có hiệu quả được các nhà nghiên cứu khoa học ủng hộ. Việc tiếp cận các nghiên cứu hiện tại giúp các gia đình, các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định phù hợp cho trẻ RLPTK. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ABA rất hữu ích với trẻ RLPTK nếu như chúng ta áp dụng đúng yêu cầu, nguyên tắc và thời gian của phương pháp. Bài viết này chúng tôi chỉ xin giới thiệu về phương pháp ABA và những bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu trên thế giới khẳng định về hiệu quả của ABA trong quá trình can thiệp trẻ RLPTK về vấn đề giao tiếp, kĩ năng xã hội, kĩ năng thích ứng, hành vi thách thức và các môn học, giúp GV và CM trẻ RLPTK có sơ sở và niềm tin sử dụng ABA trong can thiệp trẻ RLPTK tại Việt Nam. Từ khóa: Trẻ rối loạn phổ tự kỉ, phương pháp phân tích hành vi ứng dụng, giao tiếp, kĩ năng xã hội, hành vi. 1. Mở đầu Trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) gặp nhiều khó khăn trong các lĩnh vực phát triển và biểu hiện nhiều hành vi không phù hợp nhưng trẻ có thể học tốt hơn khi nhận được sự can thiệp đúng hướng, đúng thời điểm trên cơ sở một chương trình, phương pháp thiết kế phù hợp với đặc điểm học tập, khả năng, nhu cầu và sở thích của trẻ. Nhiều phương pháp can thiệp có ảnh hưởng và tạo ra những thay đổi mang tính tích cực cho trẻ. Tuy nhiên, không có một phương pháp đơn lẻ nào có thể tác động tích cực tới tất cả trẻ RLPTK. Để can thiệp sớm thực sự có hiệu quả với trẻ, khi lựa chọn phương pháp can thiệp, chúng ta cần căn cứ vào: bản thân trẻ (mức độ phát triển, tuổi, sở thích và sở trường...), điều kiện can thiệp hiện có (cơ sở vật chất, thời gian, nguồn nhân lực...), phương pháp can thiệp (bản chất, ưu - nhược điểm...)... Lựa chọn phương pháp can thiệp nào còn phụ thuộc nhiều vào vốn kinh nghiệm làm việc với trẻ của chuyên gia hay giáo viên. Sự phối hợp các phương pháp can thiệp là cần thiết nhưng hiệu quả can thiệp sẽ thấp nếu những phương pháp can thiệp đó quá khác biệt. Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều phương can thiệp và trị liệu cho trẻ RLPTK. Các phương pháp điển hình bao gồm: Phân tích hành vi ứng dụng (Applied Behavior Analysis – ABA) do Ivan Lovaas xây dựng [11]; Trị liệu và giáo dục cho trẻ tự kỉ và trẻ có khó khăn về giao Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 10/9/2015. Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com 125 Đỗ Thị Thảo tiếp (Treatment and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children - TEACCH) [18] do Eric Schopler và các đồng sự ở trường đại học Bắc Carolina xây dựng; Dựa trên sự phát triển, sự khác biệt cá nhân và các mối quan hệ (Developmental, Individual – difference, Relationship - Based - DIR) do Greenspan xây dựng [19]; Hệ thống Giao tiếp bằng trao đổi tranh (Picture Exchange Communication System - PECS) do Bondy và Frost phát triển [2], Câu chuyện xã hội; Điều hòa cảm giác; Hoạt động trị liệu (Occupational Therapy- OT); Trị liệu tâm vận động (Psychomotricite Therapy); Trò chơi không định hướng; Trị liệu ngôn ngữ và lời nói; Trị liệu âm nhạc;. . . Tuy nhiên, trong bài viết này chúng chỉ xin giới thiệu về phương pháp ABA và những bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu trên thế giới khẳng định về hiệu quả của ABA trong quá trình can thiệp cho trẻ RLPTK về vấn đề giao tiếp, kĩ năng xã hội, kĩ năng thích ứng, hành vi thách thức và các môn học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giới thiệu chung về phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (Applied Behavior Analysis - ABA) Năm 1960, các nhà TLH Charles Ferster, Ivan Lovaas, Montrose Wolf và Todd Risley đã bắt đầu tìm hiểu nghiên cứu về tiếp cận phân tích hành vi. Tuy nhiên, đến năm 1980, ABA mới được coi là một phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỉ [1]. Năm 1996, Matson và các đồng nghiệp đã công bố gần 550 các công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học để chứng minh hiệu quả của PP này khi áp dụng can thiệp cho trẻ tự kỉ [10]. ABA sử dụng các quy trình rút ra từ các nguyên tắc của hành vi tạo tác để nâng cao hành vi có ý nghĩa xã ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trẻ rối loạn phổ tự kỉ Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng Phương pháp ABA ABA đối với vấn đề giao tiếp ABA đối với các kĩ năng xã hội ABA đối với hành vi thách thứcTài liệu liên quan:
-
Sử dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
5 trang 44 0 0 -
6 trang 24 0 0
-
Phân tích các vấn đề hành vi của một trẻ rối loạn phổ tự kỉ
6 trang 22 0 0 -
12 trang 21 0 0
-
Đặc điểm từ vựng của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 6 tuổi
7 trang 16 0 0 -
Rèn luyện khả năng tự phục vụ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi
4 trang 15 0 0 -
Trẻ rối loạn phổ tự kỉ và hỗ trợ trẻ hòa nhập cộng đồng
3 trang 15 0 0 -
27 trang 15 0 0
-
Một số biện pháp phát triển kĩ năng hội thoại cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi tại gia đình
5 trang 15 0 0 -
Biện pháp can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
8 trang 14 0 0