Danh mục

Một số nguyên tắc phương pháp luận trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.22 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số nguyên tắc phương pháp luận trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam" trình bày về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội đóng vai trò trọng yếu có tính quyết định trong việc đánh giá hiệu quả của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội không có một công thức chung, cố định. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nguyên tắc phương pháp luận trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt NamKhoa học xã hội với sự phát triển bền vững MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Trần Thị Lan Hương Tóm tắt: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội đóng vai trò trọngyếu có tính quyết định trong việc đánh giá hiệu quả của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Giải quyếtmối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội không có một công thức chung, cốđịnh. Tuy vậy, tựu trung lại vẫn có thể khái quát thành một số nguyên tắc cơ bản mang tính phươngpháp luận trong việc giải quyết mối quan hệ đổi mới kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Namhiện nay. Từ khóa: Công bằng xã hội; Kinh tế; Tăng trưởng; Tiến bộ. 1. MỞ ĐẦU Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là vấn đề vừa có tính cấpbách vừa có tính lâu dài của hầu hết các quốc gia, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Giải quyếttốt mối quan hệ này, ưu tiên cho từng yếu tố ở từng thời điểm lịch sử cũng là cách thức, sự lựa chọncó tính chiến lược trong quá trình phát triển của các quốc gia, dân tộc mà đôi khi trong đó bao gồm cảsự đánh đổi nhất định. Cho nên, không phải ở đâu và lúc nào tăng trưởng kinh tế cũng có nhịp bướchài hòa với tiến bộ, công bằng xã hội. Thực tế cho thấy, việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằngxã hội trong từng giai đoạn, điều kiện cụ thể của Việt Nam phụ thuộc nhiều yếu tố cả khách quan vàchủ quan. Tuy vậy, một cách chung nhất, từ những quan điểm chỉ đạo và những thành quả có đượctrong việc tổng kết hoạt động thực tiễn, hoàn toàn có thể chỉ ra những nguyên tắc mang tính phươngpháp luận cho việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. 2. NỘI DUNG Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội luôn là một trong những mốiquan hệ lớn mang tính trọng yếu được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo giải quyết. Nhất quán vềvấn đề này qua các kỳ đại hội, trong các văn kiện và Nghị quyết luôn khẳng định: Tăng trưởng kinhtế là cơ sở đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội. Tiến bộ và công bằng xã hội có quan hệ chặt chẽkhông tách dời với tăng trưởng kinh tế. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng tiếp tụckhẳng định: “Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiếnbộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”1. TS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất.1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,tr.299. 33 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đánh giá một cách khách quan, toàn diện, chính xác những thành tựu đã đạt được và hạn chế, tồntại còn cần phải giải quyết tận gốc sau hơn 30 năm đổi mới, bài học kinh nghiệm đầu tiên được Đảngkhẳng định là phải vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Khôngnhững thế Đảng còn nhấn mạnh yêu cầu: “Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọngquy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịpthời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra”1 trong bài học kinh nghiệm thứ 3. Trên cơ sở hai bài họckinh nghiệm có tính tổng quát, định hướng này, từ góc độ phương pháp luận triết học, có thể khai triểnthành một số nguyên tắc cơ bản mang tính phương pháp luận trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đổimới kinh tế với đổi mới chính trị trong điều kiện hiện nay như sau: Thứ nhất, phải tôn trọng tính khách quan và đảm bảo tính biện chứng trong việc xác định vaitrò của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Mác - Ănghen chỉ ra rằng “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật… đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế”2. Cho nên trong mối quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội thì tăng trưởng kinh tế giữ vai trò quyết định. Trong khi đó, vớitư cách là yếu tố phản ánh rõ nhất hiệu quả của tăng trưởng kinh tế về mặt xã hội thì tiến bộ, côngbằng xã hội có thể tạo ra nền tảng thúc đẩy hoặc kìm hãm tăng trưởng kinh tế kinh tế. Nói cách khác,việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội phải tôn trọng tínhkhách quan và đảm bảo tính biện chứng nguyên tắc theo tiêu chí duy trì, tăng cường tính thống nhấtvà giảm dần tính mâu thuẫn. Tính thống nhất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: